Cập nhật lần cuối vào 10/04/2024 bởi KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

Giải Đáp: Nền Nhà Cao Hơn Mặt Đường Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Nếu bạn đang muốn mua hoặc xây một ngôi nhà mới, bạn có thể muốn xem xét vị trí phong thủy cho ngôi nhà trên vị trí xây dựng và liên quan đến cảnh quan xung quanh. Một số chuyên gia cho rằng, hướng của ngôi nhà trên thế đất và chất lượng của địa lý xung quanh càng quan trọng hơn cả việc bố trí nội thất trong nhà khi tạo nên phong thủy tốt.

Những điều cần biết trước khi nâng nhà lên cao

Nâng nhà lên cao có cần xin giấy phép của cơ quan chức năng không?

Theo Sở xây dựng, các công trình ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của chủ nhà kế bên thì cần xác nhận của chủ nhà kế bên. Theo đó, do nâng nhà lên cao không làm ảnh hưởng đến kết cấu và độ an toàn của công trình kế cận nên không cần phải có giấy phép hoặc xác nhận của gia chủ nhà kế bên. Ngoài nâng nhà lên cao thì một số hạng mục thi công sửa chữa nhà cũng không cần có giấy phép như cải tạo chống lún sụt, gia cố nền, nâng mái nhà, nâng gác, công trình phục vụ trồng trọt, chăn nuôi trên đất nông nghiệp của các hộ dân dạng bán kiên cố. Điều này giúp các gia chủ khi gặp trường hợp cần sửa chữa các hạng mục trên có thể cải tạo nhà nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.

nền nhà cao hơn mặt đường bao nhiêu là hợp lý

Ngoài ra, theo điểm G, Điều 4, Quyết định 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của UBND thành phố, nhà cấp 4 muốn nâng nền, nâng mái hay thay tôi cũng không cần xin giấy phép. Tuy nhiên, trước khi thi công, chủ đầu tư cần đăng ký sửa chữa công trình theo mẫu 4, phụ lục 2 ban hành kèm theo quyết định trên để được cơ quan nhà nước kiểm tra và theo dõi thi công.

Tham khảo cách nâng nhà lên cao vẫn đảm bảo được tính cân đối của ngôi nhà.

Gia chủ cần chọn cho mình đội ngũ thi công có kinh nghiệm, chuyên nghiệp và uy tín để thi công cho ngôi nhà của mình. Hãy đảm bảo rằng bản vẽ, tiến trình thi công được kiểm tra thật kỹ trước khi thi công.

nền nhà cao hơn mặt đường bao nhiêu là hợp lý

Thông thường, để đảm bảo tính cân đối cho ngôi nhà như ban đầu, đơn vị thi công sẽ tiến hành nâng trần nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp gia chủ quyết định không nâng trần nhà thì cần tham khảo những điều sau:

– Vì không nâng trần nhà nên hệ thống của chính, cửa sổ của nhà cũ không còn phù hợp với nhà mới sau khi thi công. Do đó bạn cần tính toán diện tích, kích thước của cửa ra vào và cửa sổ cho phù hợp.

– Vì chiều cao của trần nhà thấp nên gia chủ cần chọn cho mình nội thất chân thấp để ăn gia chiều cao, tạo độ hài hòa cho ngôi nhà sau khi thi công,

– Có thể thay các vật trang trí lớn bằng các vật trang trí nhỏ hơn để tỉ lệ ngôi nhà được phù hợp hơn.

– Để mang lại hiệu quả tạo cảm giác trần nhà cao hơn, gia chủ có thể trang trí trần nhà bằng những tone màu sáng, họa tiết nhỏ dần về phía giữa.

– Ngoài ra, gia chủ có thể cân nhắc việc sử dụng màu sơn có gam màu sáng.

nền nhà cao hơn mặt đường bao nhiêu là hợp lý

Lựa chọn vật liệu để nâng nhà lên cao.

Vật liệu được cho là tối ưu nhất hiện nay cho việc tôn nền, nâng nhà lên cao đó là bê tông nhẹ. Đây là loại vật liệu mới, vừa tham gia vào thị trường Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Nhưng do tính ưu việt của mình trong ngành công nghiệp xây dựng, loại vật liệu này đã chiếm được vị trí nhất định trong trị trường xây dựng đầy cạnh tranh ngày nay. Bê tông nhẹ không chỉ có trọng lượng nhẹ, nhẹ hơn cả cát và xỉ than – vật liệu trước đây thường được dùng để nâng nhà lên cao mà còn không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Ngoài việc có trọng lượng nhẹ, bê tông nhẹ còn vượt trội về độ cứng, chống thẩm thấu rất tốt, do vậy khi thi công sàn nhà nhất là khu vực vệ sinh, loại vật liệu này vượt trội hơn hẳn khi kết hợp, hỗ trợ cho việc chống thấm chủ động.

Cần đặc biệt chú ý xử lý móng nhà trên nền đất yếu khi cần thiết để tránh tình trạng tăng trọng công trình khiến móng nhà và nền đất không chịu được tải trọng.

nền nhà cao hơn mặt đường bao nhiêu là hợp lý

Nâng nền nhà để cao hơn mặt đường như thế nào?

Khảo sát công trình để đưa ra phương án nâng nhà lên cao phù hợp.

Kiểm tra chiều cao từ nền cũ và mặt đường đến trần nhà. Nếu chiều cao từ mặt đường đến trần nhà hơn 3m thì nền nhà cần được nâng cao hơn so với mặt đường. Độ cao nền nhà có thể cao hơn mặt đường từ 10-20cm. Ngược lại, nếu chiều cao từ đường đến trần nhà chưa đến 2.8m thì bạn không nên nâng nền nhà. Vì theo kinh nghiệm của các chuyên gia, đây là độ cao chưa đảm bảo, có thể không an toàn sau khi thi công. Ngoài ra, chiều cao từ nền cũ đến trần nhà là số liệu để bạn tham tham khảo xem nên nâng nhà lên cao bao nhiêu để phù hợp với mặt đường cũng như phong thủy nhà bạn.

Khảo sát chuyên sâu để xác định nguyên nhân cần nâng nhà lên cao.

+ Nếu bạn nâng nhà lên cao vì nhà sụt lún do kết cấu sai khi thi công thì việc nâng nhà lên cao trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi kinh nghiệm nâng nhà lên cao cao hơn, công tác gia cố nền phải chặt hơn hoặc xem lại phương án móng đã phù hợp chưa.

nền nhà cao hơn mặt đường bao nhiêu là hợp lý

+ Nếu bạn nâng nhà lên cao vì nguyên nhân khác (như thời gian sử dụng lâu dài, công trình mặt đường cao hơn nền nhà, …) thì cần xem xét việc nâng nhà lên cao có phù hợp với khả năng chịu tải của ngôi nhà không. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó đảm bảo sự vững chắc cũng như độ an toàn của ngôi nhà ống sau khi thi công.

Xử lý nền nhà cũ trước khi nâng nhà lên cao.

– Đầu tiên, đội ngũ kỹ thuật sẽ làm vỡ bề mặt gạch cũ.

– Tiếp theo, cần kiểm tra và thay thế kết cấu kỹ thuật bị hư hỏng bên dưới nền nhà.

– Sau khi hoàn thành việc thay thế kết cấu cũ, cần dọn sạch sẽ và làm phẳng nền cũ.

– Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết để thi công nâng nhà lên cao.

Thi công nâng nhà lên cao.

Việc thi công nâng nhà lên cao cần được thực hiện bởi đội ngũ thợ giàu kinh nghiệm để đảm bảo nền sau khi nâng nhà lên cao chắc chắn và đảm bảo.

Về cơ bản, để nâng nhà lên cao cần trải qua 7 bước thi công như sau:

  • Làm vỡ bề mặt nền gạch cũ để làm tăng độ liên kết giữa vật liệu cũ và vật liệu mới.
  • Kiểm tra và thay thế các hệ thống kỹ thuật bị hư cũ bên dưới nền nhà.
  • Đổ xà bần hoặc lớp cát lên đến vị trí cần nâng nhà lên cao, đặc biệt cần trừ hao đi 9cm để làm nền nhà.
  • Tưới nước đầm thật kỹ. Bước này tương đối quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nền nhà sau này.
  • Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền.
  • Làm lớp vữa tạo độ dốc về hướng thoát nước. Chú ý độ chênh lệch giữa vị trí dày nhất và vị trí mỏng nhất ít nhất đạt 2cm.
  • Lát gạch hoàn thiện việc nâng nhà lên cao. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về nền nhà cao hơn mặt đường bao nhiêu là hợp lý và để bạn có thể tham khảo, từ đó chọn ra phương án phù hợp nhất để áp dụng cho ngôi nhà của mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo Hotline nhé.

Rate this post

Tác giả

  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS Nguyễn Quốc Tuấn đã có 18 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng,… Với quan điểm thiết kế nhà ở là “Mang đến giá trị cốt lõi cho ngành kiến trúc nước nhà”, các công trình của Kiến Tạo Việt sử dụng nhiều cây xanh như một thành phần không thể thiếu trong tất cả các không gian nội thất cũng như ngoại thất. Ngoài ra, sự sang trọng, lối sống thanh lịch thể hiện qua công năng, hình khối và tỷ lệ chính là điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt cung cấp đến cho những khách hàng của mình.

Mẫu biệt thự 2 tầng 100m2 tại Hưng Yên 2 tỷ
Thiết kế nhà vườn 1 tầng Hòa Bình
Phối cảnh kiến trúc góc 02 - Biệt thự 4 tầng hiện đại 8,3x13,4m chi phí 2,5 tỷ tại Phú Xuyên HN - BT 85
Biệt thự 3 tầng mái dốc
thiết kế biệt thự nhà vườn 2 tầng tại thái bình
Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng tại Quảng Ninh
Phối cảnh kiến trúc - Biệt thự mái thái 2 tầng 13,7x10,4m chi phí 1,7 tỷ tại Đông Anh - BT 86
Xay dung nha biet thu tron goi
Thiết kế nhà vườn nhỏ 2 tầng
Thiết kế biệt thự tại Thanh Oai
Biệt thự tại Hải Dương
Thiết kế biệt thự 2 tầng mới nhất | mẫu biệt thự 2 tầng đẹp
Biệt thự trên đất hẹp
Thiết kế sân vườn nhà hàng tiếc cưới tại Bắc Ninh 2