Cập nhật lần cuối vào 06/12/2023 bởi KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

Cách chống thấm tường nhà liền kề tốt nhất

Cách chống thấm tường nhà liền kề thì với những gia đình có vách tường giáp nhau thì sẽ vô cùng khó trong việc xử lý vấn đề thấm nước khi mùa mưa đến. Đặc biệt, không phải ai cũng có chuyên môn và hiểu về cách chống thấm tường nhà liền kề sao cho hiệu quả. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 5 cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả triệt để.

Vì sao có tình trạng thấm dột tường giữa 2 nhà

Thấm dột tường tiếp giáp giữa 2 nhà là hiện tượng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp xử lý lâu ngày sẽ khiến chất lượng cả 2 công trình đi xuống. Đặc biệt khi mùa mưa đang đến gần thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Các nguyên nhân gây nên tình trạng này phải kể đến như:

cách chống thấm tường nhà liền kề

Vị trí tiếp giáp eo hẹp nên khó làm công tác chống thấm; hoặc thi công chống thấm nhưng không đạt hiệu quả do không gian hạn chế.

Không gian giữa 2 nhà bí bách, tù động nên tạo điều kiện thuận lợi để tích tụ nước mưa.

Không thể chống thấm từ ngoài vào ngay từ khi thi công.

Nền móng không đảm bảo độ chắc chắn nên khiến tường bị sụt lún, gây thấm dột.

Thấm dột từ nhà hàng xóm khi xây sát vách; đặc biệt là khi có hệ thống thoát nước trong tường.

Sử dụng các chất chống thấm không đạt hiệu quả, không đảm bảo về chất lượng.

cách chống thấm tường nhà liền kề

Những tác hại khi tường 2 nhà bị thấm dột

Các tác hại khi tường 2 nhà bị thấm dột phải kể đến là:

Tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ ngôi nhà, dù là nhà mới xây.

Khiến không khí trong nhà luôn trong trạng thái ẩm ướt, ảnh hưởng không tốt đến các vật dụng kê sát tường nhất là đồ gỗ hay đồ điện tử.

Không tốt cho kết cấu tường, khiến kết cấu tường có khả năng phân rã; dễ khiến nứt gãy tường hơn.

Nhà nhanh xuống cấp, làm giảm giá trị cũng như tuổi thọ của nhà.

Tạo nơi trú ngụ và sinh sôi cho nhiều loại vị khuẩn, gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe các thành viên trong nhà.

cách chống thấm tường nhà liền kề

Tốn kém chi phí, thời gian khi sửa chữa.

Cách chống thấm tường nhà liền kề tốt nhất hiện nay

Nên tùy thuộc vào tình trạng tường, diện tích giữa các khe mà bạn sẽ có cách chống thấm khác nhau. Sau đây chúng tôi giới thiệu 3 cách chống thấm khe tường nhà liền kề tốt nhất hiện nay:

Chống thấm tường nhà liền kề bằng máng tôn

Hầu hết các tường nhà ngày nay đều được xây dựng sát vào nhau để tăng diện tích cho ngôi nhà. Đồng thời, việc xây dựng như thế này sẽ góp phần tăng khả năng chống thấm. Tuy nhiên dù có sát cỡ nào thì giữa 2 tường cũng sẽ có 1 khoảng trống nhỏ. Điều này nhằm đảm bảo kết cấu vững chãi cho ngôi nhà nhưng khiến cho vị trí này lại dễ thấm nước.

cách chống thấm tường nhà liền kề

Để có thể ngăn chặn được tình trạng này, bạn có thể thiết kế 1 máng tôn cố định. Máng tôn này sẽ được đặt dọc theo khe tường để hứng và xả nước ra ngoài vị trí giáp ranh. Cách làm này khá đơn giản và dễ thực hiện nên được rất nhiều gia chủ lựa chọn.

Tuy nhiên, máng tôn có thể bị oxy hóa theo thời gian vì được để trực tiếp ngoài trời. Vì vậy, các bạn có thể sơn PU Polyurethane bên ngoài. Để vừa bảo vệ cho lớp tôn khỏi bị oxy hóa và lại giúp cản các tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Chống thấm tường nhà liền kề khi mới xây dựng

Và đây cách chống thấm tường nhà liền kề tối ưu nhất và được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Chống thấm tường ngay từ ban đầu luôn hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc bị thấm rồi mới chống.

Trong quá trình thi công, các vị trí tường liền kề, giáp ranh với hàng xóm thường khá đặc biệt. Bạn nên sử dụng loại gạch đặc kết hợp vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm và trát mác cao. Tường tiếp giáp cũng cần đảm bảo có độ dày tối thiểu 220mm. Điều này giúp đảm bảo căn nhà không bị thấm dột ngoài vào.

Trường hợp có thể thi công chống thấm cho tường trước nhà bên cạnh thì thực sự là điều quá tuyệt vời. Bởi nếu xây trước, bạn có thể trát được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài giúp nâng cao khả năng chống thấm. Hơn nữa, bạn còn có thể sử dụng thêm nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để gia cố lớp tường bảo vệ.

Tuy nhiên nếu nhà bạn xây sau thì cũng đừng lo lắng. Chúng tôi có 1 số cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả như sau:

Trong trường hợp tường nhà của bạn cao hơn tường nhà bên cạnh: Khi đến điểm cao bằng nhau, bạn nên thi công chống thấm tường ngay. Đồng thời tạo ra một rãnh thoát nước riêng để tránh làm ảnh hưởng đến nhà bên.

cách chống thấm tường nhà liền kề

Trong trường hợp tường nhà bạn bằng tường nhà hàng xóm: Lúc đó bạn nên nhét thanh trương nở vào trong khe giáp ranh. Từ đó, ta tiếp tục sử dụng các biện pháp chống thấm khác như màng, vữa chống thấm nếu lớp chống thấm bên ngoài của bạn bị mất đi. Nhờ đó, nước ngấm vào trong cũng bị thanh trương nở cản lại, giúp hạn chế khả năng thấm dột.

Trong trường hợp tường nhà bạn thấp hơn nhà hàng xóm: Bạn có thể lựa chọn cách đặt màng chống thấm. Sau đó, bạn nên tiếp tục dùng thêm biện pháp chống thấm bằng máng nước.

Chống thấm tường nhà liền kề từ bên trong

Cách cuối cùng mà chúng tôi sẽ giới thiệu là cách chống thấm tường nhà liền kề từ bên trong. Bạn có thể cân nhắc sử dụng cách này nếu không thể tiến hành chống thấm ngay khi mới xây.

Đối với nhà mới xây

Khi tường nhà xây xong sẽ không trát vữa mà sẽ tiến hành chống thấm từ bên trong luôn. Bạn có thể sử dụng chất chống thấm trộn đều cùng xi măng để trát vữa cho căn nhà. Hoặc bạn hãy đánh nhuyễn chất chống thấm lên tường, đợi khô rồi tiến hành tô vữa như bình thường.

Đối với nhà cũ

Nếu tường nhà cũ bị ngấm nước, thấm dột, bạn cần phải đục bỏ phần tường phía trong. Sau đó xử lý chống thấm từ bên trong và trát lại. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản, cụ thể như sau:

Bước 1: Loại bỏ những lớp sơn và vữa cũ với dao sủi.

Bước 2: Tiến hàng thi công lớp vữa đã được trộn thêm phụ gia chống thấm.

Bước 3: Khi lớp chống thấm thứ nhất khô, tiến hành thi công lớp chống thấm thứ 2.

Bước 4: Hoàn thiện như bình thường bằng cách trát vữa và sơn nhà.

Trên đây Kiến Tạo Việt tổng hợp các cách chống thấm tường nhà liền kề cũng như một số lưu ý quan trọng khi thi công. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các gia chủ trong công cuộc thi công chống thấm tường nhà để ngôi nhà luôn đẹp và bền bỉ với thời gian.

Rate this post

Tác giả

  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS Nguyễn Quốc Tuấn đã có 18 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng,… Với quan điểm thiết kế nhà ở là “Mang đến giá trị cốt lõi cho ngành kiến trúc nước nhà”, các công trình của Kiến Tạo Việt sử dụng nhiều cây xanh như một thành phần không thể thiếu trong tất cả các không gian nội thất cũng như ngoại thất. Ngoài ra, sự sang trọng, lối sống thanh lịch thể hiện qua công năng, hình khối và tỷ lệ chính là điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt cung cấp đến cho những khách hàng của mình.

Biệt thự 3 tầng mái dốc
Thiết kế nhà vườn 1 tầng Hòa Bình
Thiết kế biệt thự 2 tầng mới nhất | mẫu biệt thự 2 tầng đẹp
Phối cảnh góc 01 - Mẫu biệt thự vườn 1 tầng 14,7x13,2m chi phí 1 tỷ đồng tại Hưng Yên
Biệt thự 2 mái lệch
Phối cảnh kiến trúc góc 02 - Biệt thự 4 tầng hiện đại 8,3x13,4m chi phí 2,5 tỷ tại Phú Xuyên HN - BT 85
Thiết kế biệt thự tại Lạng Sơn
Thiết kế sân vườn nhà hàng tiếc cưới tại Bắc Ninh 2
Nhà vườn 2 tầng hình L
Biệt thự tại Hải Dương
thiết kế lâu đài
Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng tại Quảng Ninh
Biệt thự nhà đẹp 3 tầng
thiết kế biệt thự 2 tầng
Biệt thự phố 2 tầng đẹp