Cách cải tạo cơi nới ban công với nhà cũ, nhà cải tạo mở rộng

Cơi nới ban công? Trong giai đoạn đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc con người tập trung tại các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống là một điều tất yếu. Việc đáp ứng chỗ ăn ở cũng là những yêu cầu cấp bách. Nhưng không phải một chốc một lát là có thể giải quyết được, những giải pháp đưa ra cần phải được nghiên cứu một cách tổng thể.

Trong khi chờ đợi những giải pháp đó thì người dân cũng đã có những phương án cho nhu cầu cấp thiết của mình, để tăng được diện tích sử dụng họ đã tìm cách cơi nới thêm không gian nhà: đua thêm ban công, cải tạo nhà. Việc này thực sự là điều không tốt, vì gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị… Đi sâu hơn vào vấn đề chuyên môn, thì việc cải tạo đua thêm ban công cho mẫu nhà đẹp, không phải là một việc dễ dàng.

Vì khi đua ban công ra cần phải tính toán một cách cẩn thận tránh những sai sót đáng tiếc sau này. Thường thì việc cải tạo đua ban công ra là một cách bộc phát, không có sự tính toán cụ thể chi tiết, có chăng cũng chỉ là sự thống nhất giữa chủ nhà và đội  thợ thi công, điều này gây ra rất nhiều rủi ro.

cach-cai-tao-ban-cong

Đua thêm ban công, mở rộng diện tích sử dụng cho các ngôi nhà biệt thự, nhà ống diễn ra hàng ngày trong các khu dân cư tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho chủ nhà khi các đội thợ xây cấy ghép thêm dầm, sàn mới vào hệ dầm và sàn cũ một cách thiếu khoa học và liều lĩnh. Sau quá trình thi công cải tạo có thể công trình ổn định được 3 đến 5 năm nhưng chỉ cần một dung động nhẹ thì công trình sẽ xuất hiện vết nứt, nghiêng gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Để hộ trợ bạn đọc có thêm kiến thức cải tạo nhà Kiến Tạo Việt xin chia sẻ một số kinh nghiệm cải tạo đua thêm ban công cho nhà cũ như sau:

– Với nhà có khung cột, có dầm quây đỡ sàn bê tông:

Thì chúng ta đục nhể bề mặt bê tông phía trên của dầm bê tông dọc theo phương cần đua ban công, đục để lộ bề mặt thép lớp trên, sâu vào khoảng 1m đến 1,5m để hàn nối thép mới vào thép cũ ( thép dầm ). Với thép sàn thì chỉ cần buộc nối ngay tại bền mặt dầm cũ là đủ. Sau khi hàn nối được 3 thanh thép cánh trên của dầm mới vào dầm cũ, 2 thanh thép dưới ( thông thường dùng thép d18 ) sẽ phải dùng khoan bê tông mũi d20 khoan sâu vào trong dầm cũ khoảng 200mm rồi nhồi keo bê tông ( keo đặc chủng ) đồng thời nhét 2 thanh thép d18 vào ( 2 thanh này dài bằng khoảng đua của ban công mới ). Sua khoảng 24h thì có thể đan sắt nối sàn và đổ bê tông cho sàn mới. tại các vị trí tiếp giáp giữa bê tông cũ và mới cần đổ một lớp xi măng nguyên chất tạo kết dính.

– Với nhà là tường chịu lực thì ta đục 2 mặt của dầm cũ:

Để lộ thép rồi hàn nối mặt trên và dưới thép cũ và mới. 3 thanh thép lớp trên hàn nối khoảng 1m dến 1,2m. 2 thanh thép dưới ( d18 ) hàn nối từ 0,6m đến 0,8m.

Trong quá trình cấy nối phải kê, chống hệ cốt fa ổn định trong khoảng 12 ngày, bảo dưỡng, phun nước trong 3 ngày đầu, tráng xi măng nguyên chấy vào vết nối trước khi đổ bê tông mới.

Công ty cổ phần XD & TM Kiến Tạo Việt

Thiết kế nhà đẹp chuyên nghiệp

nhà phố có tầng hầm
Biệt thự 2 tầng 1 tum - Phối cảnh mặt tiền
Biệt thự 2 tầng 3 phòng ngủ tại Nam Định - Phối cảnh 1
Mặt góc - Nhà cấp 4 gác lửng chỉ 500 triệu
Phối cảnh mặt tiền thiết kế biệt thự đẹp 2 tầng ở Nam Định
Mẫu 13 - Biệt thự 2 tầng mái Nhật hiện đại bể bơi hình oval
biệt thự 2 tầng mái thái
Tham khảo biệt thự 2 tầng chữ L siêu đẹp
Mẫu nhà phố 3 tầng hiện đại tại quận 12 - PC1
PC2 - Thiết kế biệt thự 3 tầng tại Hải Dương tân cổ điển
Nội thất biệt thự 2 tầng châu Âu hiện đại - 4
Thiết kế nhà phố đẹp tại hà nội - Nhà phố 7 tầng kết hợp kinh doanh - PC
Biệt thự phố 2 tầng tại Nam Định - Phối cảnh
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà