Mái đua là gì – Có những loại nào – Quy định xây dựng mái đua

Mái đua là gì? Mái được phép đua ra bao nhiêu trong khu vực nội thành, tiêu chuẩn để xác định mái đua như thế nào? Những khái niệm về mái đua, tiêu chuẩn đua ra ở từng hạng mục công trình, khu vực dân cư của từng thành phố đã được quy định rõ ràng. Đây là quy định bắt buộc của Sở xây dựng, người dân bắt buộc phải tuân theo để đảm bảo quy hoạch tổng thể của thành phố. 

Mái đua có giống với ban công và lô gia? Những khái niệm này có phải là một không? Hôm nay, tiếp tục chuyên mục tư vấn xây dựng, Kiến Tạo Việt xin giới thiệu đến bạn một số thông tin về mái đua, mái đua là gì, công dụng của mái đua cũng như tiêu chuẩn đua ra của chúng.

Mái đua là gì? Định nghĩa mái đua

Mái đua là gì? Mái đua là loại mái dược dùng để che nắng hay che mưa hắt vào hiên nhà, khu vực cửa sổ, cửa phụ, của chính nhưng vẫn đảm bảo sự thông gió và lấy được ánh sáng tự nhiên.  Mái đua cũng thường được sử dụng trong các công trình công cộng, nhà hàng, quán xá…nhằm mục chính che nắng, mưa phần hiên.

Mái đua còn có tác dụng tạo điểm nhấn và phong cách riêng cho từng công trình xây dựng. Giúp ngôi nhà trở nên độc đáo và ấn tượng hơn.

Đây là một thuật ngữ trong ngành xây dựng, được áp dụng được áp dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Kích thước và tiêu chuẩn làm mái đua sẽ được quy định rõ ràng tại các điều khoản về xây dựng của từng thành phố. Người dân bắt buộc phải làm theo những quy chế này. Nếu không có thể phá dỡ mà không cần bồi thường.

Mái đua là gì
Mái đua có tính ứng dụng cao trong đời sống hiện nay

Quy định về kích thước của mái đua là gì?

Theo quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhố quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, cần phải tuân thủ theo các quy định sau:

– Trong khoảng không từ vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phần của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp sau:

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vủa hè) trở lên, các bậu của, gờ, chỉ, bộ phần trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (Ô-văng, seno, ban công, mái đua…nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới méo ngoài cùng của phần nhô ra) phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m; phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng, áp dụng cụ thể cho khu vực.

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc. Tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực.

– Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lo-gia hay buồng, phòng.

Sự khác biệt giữa ban công, lô gia và mái đua là gì?

Mái đua, ban công và lô gia cả ba đều có tính chất khá tương đồng, dùng để che phần cửa, lấy thêm không gian để trang trí. Trên thực tế, có khá nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa ba khái niệm này. Tuy nhiên, đây là ba khái niệm hoàn toàn riêng biệt, công năng riêng được quy định rõ ràng. Và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế biệt thự, thiết kế cho ngôi nhà của bạn.

-Lô gia là gì: Lô gia là phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Nó được che chắn cẩn thận, chỉ có một bề mặt tiếp xúc với thiên nhiên, hướng ra bên ngoài. Lô gia thường có độ an toàn cao hơn so với ban công. Đặc biệt phù hợp với những căn hộ chung cư, nhà cao tầng.

lô gia là gì
Lô gia chỉ có 1 mặt tiếp xúc với thiên nhiên, xây âm vào bên trong

Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như đặc tính của lô gia, Quý khách có thể xem lại bài viết lô gia là gì của Kiến Tạo Việt. Chúng tôi đã trình bày một cách rất chi tiết để mọi người hiểu rõ hơn.

– Ban công là gì: Ban công là phần đua ra khỏi mặt nhà, có thể hoặc không có mái che, kết cấu thường theo kiểu console, có đến 2 hoặc 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên.

Ban công thường chỉ được áp dụng cho những biệt thự riêng biệt 2, 3 hoặc 4 tầng hoặc nhà vườn, nhà thấp tầng để lấy độ thông thoáng. Không nên sử dụng ban công cho những nhà cao tầng và chung cư để hạn chế sự nguy hiểm.

ban công là gì
Ban công là phần xây đua ra bên ngoài, có thể có mái che hoặc không

Như vậy, mái đua, ban công và lô gia là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Công dụng cũng có sự khác biệt. Mái đua chính là mái che, mi cửa, che cho cửa bên dưới. Kết cấu riêng biệt và độc lập. Đặc biệt là mái đua bê tông không nhất thiết phải sử dụng trong kết cấu xây dựng hiện nay.

Mái đua có những loại nào?

Khác với ban công và lô gia, mái đua có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Chúng có sự đa dạng và linh hoạt hơn rất nhiều. Đặc biệt là có thể tháo dời, di chuyển dễ dàng mà không ảnh hưởng đến kết cấu, kiến trúc của ngôi nhà.

Mái đua di động

Mái đua di động là loại mái có thể tùy chỉnh, co vào, đẩy ra theo ý muốn của gia chủ. Thu ngắn lại khi không cần thiết, khi trời bớt nắng hoặc muốn có thêm ánh sáng. Tương tự, khi trời nắng hay mưa, có thể đẩy ra một cách dễ dàng. Loại mái di động này thường có trục quay ở bên dưới. Người dùng chỉ cần điều chỉnh độ ngắn dài tùy thuộc theo ý mình.

Màu sắc, kích thước của mài đua đi động rất đa dạng. Phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Đặc biệt là tính linh hoạt của chúng nên được sử dụng rất nhiều hiện nay. Gia chủ cũng có thể lựa chọn màu sắc để phù hợp với mệnh của mình.

>>> Gợi ý: Mệnh mộc hợp màu gì?

mái đua di động
Mái đua di động có tính ứng dụng cao và rất linh hoạt

Mái đua bê tông

Hiện nay, mái đua bê tông không còn được sử dụng nhiều như trước. Chúng chiếm diện tích lớn, chi phí xây dựng lớn, kiểu dáng đơn sơ, đặc biệt là độ linh hoạt kém. Khi xây mái đua bê tông rất khó để thay đổi, co vào đẩy ra. Việc phá dỡ đi cũng rất mất thời gian và ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.

mái đua bê tông
Mái đua bê tông kiên cố, tuy nhiên chi phí tốn kém hơn rất nhiều

Mái đua bằng bạt

Mái đua bằng bạt có tính cố định hơn. Gia chủ thường xác định điểm cần sử dụng sau đó buộc, cố định lại một ví trí nhất định. Loại mái đua bằng bạt này về cơ bản giống với mái che di động, tuy nhiên không thể linh hoạt điều chỉnh theo ý muốn. Thường cố định sẵn chỉ thay thế khi cần thiết hoặc không cần dùng đến.

Ngược lại, mái che bằng bạt lại có chi phí thấp nhất trong các loại ở trên. Nên tiết kiệm kinh phí cho gia chủ. 

Đây là 3 loại mái đua điển hình. Ngoài ra còn rất nhiều loại mái đua khác được cải tiến sao cho phù hợp với thực tế cũng như nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.

mái đua bằng bạt
Mái đua bằng bạt thường có chi phí thấp

Tổng kết về mái đua

Như vậy, chúng tôi vừa gửi đến bạn khái niệm mái đua là gì, tiêu chuẩn xây dựng mái đua, công dụng của chúng. Sự khác nhau giữa mái đua, ban công và lô gia. Cũng như một số loại mái đua phổ biến hiện nay. 

Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn về thiết kế nhà đẹp, biệt thự, nhà vườn…Hãy liên hệ với Kiến Tạo Việt để được hỗ trợ tốt nhất.

Thực hiện: Nguyễn Thảo

Nguồn ảnh: Tổng hợp Internet

Mẫu nhà ống đẹp 3 tầng 4x17m hiện đại
mẫu nhà vườn đẹp 800 triệu
Kiến trúc và không gian mẫu nhà đẹp 3 tầng mặt tiền 5m - Kiến trúc
Phối cảnh - Nhà đẹp 3 tầng sát mặt đường vẫn yên tĩnh
PC2 - Nhà phố 6 tầng tân cổ điển tại hải phòng
Thiết kế biệt thự đẹp 3 tầng đường nét phóng khoáng 1
Biệt thự sân vườn hiện đại 3 tầng - phối cảnh 1
Thiết kế biệt thự tại Đống Đa - Phối cảnh công trình
Nên thiết kế lối đi dạng xoắn ốc, không nên để lối đi thẳng đến cửa nhà
Mẫu biệt thự hiện đại châu âu 10x16m
PC2 - Thiết kế biệt thự 3 tầng tại Hải Dương tân cổ điển
thiết kế nhà phố 5x20 hiện đại
Thiết kế biệt thự phố 2 tầng đẹp 4
nhà vườn cấp 4 nông thôn
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà