Dầm nhà là gì? Khoảng cách và kích thước dầm nhà phổ biến
Dầm nhà là gì? Nghe thì có vẻ mới nhưng thực chất đây là một thuật ngữ chuyên ngành trong xây dựng. Dầm nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế kết cấu, kiến trúc của ngôi nhà. Vậy khi tìm hiểu về dầm nhà cần nắm được những thông tin gì?
Hôm nay, Kiến Tạo Việt xin giới thiệu đến Quý bạn đọc một số thông tin về dầm nhà, khái niệm dầm nhà là gì. Cũng như kích thước, chiều cao và khoảng cách của dầm nhà. Cụ thể là dầm nhà phố 2 tầng, 3 tầng. Thêm vào đó, chúng tôi cũng giới thiệu sơ bộ dầm nhà theo phong thủy để Quý bạn đọc tham khảo. Một bài viết rất hay về cấu kiện nhà ở.
Dầm nhà là gì?
Dầm nhà là gì? Dầm nhà là một loại cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép. Chúng được sử dụng trong các công trình xây dựng nhà ở dân sinh, công trình kiến trúc…
Dầm nhà cũng có thể được định nghĩa là một loại cấu kiện nằm ngang và chịu lực cửa mô men uốn và lực cắt. Trên tiết diện thẳng góc, cốt thép chỉ được bố trí từ việc tính toán theo điều kiện kiểm tra khả năng chịu mô men uốn.
Thế nhưng, trên thực tế, dầm nhà cũng có thể chịu thêm tác động của lực dọc (khung giằng). Trong trường hợp này, chúng ta cần phải tính toán dầm chịu nén uốn (kéo uốn) đồng thời như cột.
Hình dáng và cấu tạo của dầm nhà là gì?
Dầm nhà thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Chúng có thể gối lên cột trong nhà ở hay công trình xây dựng. Dầm nhà thường sẽ chịu lực đặt nằm ngang hoặc nghiêng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận ở phía trên của nó.
>>> Xem thêm: Dầm bê tông cốt thép là gì?
Khoảng cách của dầm nhà
Khoảng cách của dầm nhà được hiểu và được tính toán dựa trên khoảng cách của cột trong nhà. Dựa vào khoảng cách cột để tình khoảng cách giữa các cột là bao nhiêu. Việc tính toán cột lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công năng, tải trọng và số tầng của ngôi nhà.
Do vậy, việc tính toán dầm nhà này phải do các Kiến trúc sư có chuyên môn thiết kế dầm nhà dân. Hệ thống dầm nhà được coi là khung xương cốt yếu. Ngôi nhà có chịu lực, kiên cố hay không phụ thuộc rất nhiều vào cột và dầm nhà.
Kích thước dầm nhà phố
Xác định kích thước dầm nhà phố cũng rất quan trọng. Bởi hiện nay nhà phố được xây dựng rất nhiều. Không chỉ tại các thành phố lớn. Mà loại hình này cũng đang bắt đầu xây dựng ở những ven đô và cả các làng quê.
Dầm nhà 2 tầng, dầm nhà 3 tầng hay 4 tầng sẽ có kích thước về chiều cao (chiều dày dầm) khác nhau. Về cơ bản, kích thước dầm nhà dân thường không chênh lệch quá nhiều và sẽ phụ thuộc vào số tầng ngôi nhà muốn xây. Không chỉ riêng và nhà phố, mà tất cả loại nhà dân dụng khác cũng tương tự như vậy.
-Dầm nhà 2 tầng: Chiều cao 300mm ~30 cm
-Dầm nhà 3 tầng: Chiều cao 350mm ~35cm
-Dầm nhà 4, 5 tầng: Chiều cao từ 350-400mm
Chiều cao của dầm sẽ chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm). Do vậy, gia chủ nên nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này để hiểu rõ hơn.
Dầm nhà phong thủy
Chúng ta thường nghe thấy nhà ở theo phong thủy, bố trí hướng cửa, phòng bếp, giường ngủ, ban thờ…Rất ít khi nghe thấy dầm nhà bố trí theo phong thủy. Nghe thì có vẻ lạ, nhưng trên thực tế là có. Và việc thiết kế dầm nhà phong thủy cũng khá quan trọng với những người có tâm linh lớn.
Đầu tiên, thiết kế dầm nhà cho nhà phố hay biệt thự, bất kỳ công trình nào cũng phải đặt yếu tố vững chắc, an toàn lên hàng đâu. Sau đó mới được quan tâm đến các yếu tố về phong thủy. Do đó, việc tư vấn xây dựng rất quan trọng trong thiết kế nhà ở.
Có khá nhiều vị trí đặt dầm nhà (dầm ngang) không tốt mà mọi người cần phải lưu ý như sau:
-Tránh đặt phía trên giường ngủ
Hay nói cách khác, không đặt giường ngủ nằm bên dưới dầm nhà. Theo phong thủy, giường ngủ có dầm ngang ở phía trên được coi là huyền trâm sát, cung rất xấu, chủ tổn nhân khẩu.
Về lâu dài, xà ngang bên trên sẽ gây ra những ảnh hưởng, tác động tiêu cực về sức khỏe. Nếu đặt cạnh, gần bên, người ngủ bên dưới cũng cảm giác nặng nề, như bị một cái gì đó đè nén. Luôn trong trạng thái mệt mỏi và uể oải. Chính vì vậy mà nên hạn chế tối đa việc đặt dầm ngang phía trên giường ngủ.
-Không đặt trên bếp và bàn ăn
Theo quan niệm phong thủy, nếu đặt bàn ăn hoặc bố trí bếp nấu ăn ở dưới dầm ngang sẽ mất đi may mắn của gia chủ. Gây ra những cảm giác ức chế, không thoải mái cho cả người nấu ăn và người ăn. Thêm vào nữa, gia đình sẽ luôn gặp những vấn đề về mặt kinh tế, tài chính tiền bạc.
Trong trường hợp bắt buộc phải để ở đây thì có thể hóa giải bằng cách làm thêm trần giả, che đi dầm ngang. Nhằm tránh sát khí của dầm ngang.
-Không đặt trên bàn học hoặc bàn làm việc
Điều này cũng rất không tốt bởi nó sẽ làm cho người học tập hay làm việc phía dưới cảm giác trì trệ, không tập trung, ngăn cản sự sáng tạo và tư duy của người làm việc phía dưới. Điều này không cho phép trong các văn phòng làm việc hoặc nó ngăn cản sự sáng tạo, tư duy trong khi học tập và làm việc.
– Tuyệt đối không đặt trên bàn thờ
Điều này gần như được coi là tuyệt đối không được phạm đến. Vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tài lộc của gia đình gia chủ. Việc duy trì cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Ảnh hưởng đến nhiều mặt, tài chính, sức khỏe và hạnh phúc trong gia đình.
Gợi ý một số cách hóa giải dầm nhà
-Nếu trần nhà cao có thể dùng 1 lớp trần giả lót dưới xà nhà để che đi thanh xà ngang nằm phía trên. Cách này được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
– Biến đổi màu sắc cho xà ngang bằng sơn màu cho xà nhà. Bạn nên dùng màu sáng để hóa giải bớt sát khí của xà nhà.
-Tác động bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn lắp dưới dầm xà nhà. Ánh sáng của đèn sẽ tạo ra dương khí, làm giảm sát khí giáng xuống của xà nhà. Hoặc có thể dùng đèn hắt ngược sáng lên trên xà nhà, điều này tạo cảm giác chúng như được nâng lên cao. Không còn cảm giác bị đè nén trong ngôi nhà.
-Bạn có thể sử dụng một số đồ trang trí nhỏ xinh và sáng màu lên xà nhà, điều này sẽ làm các cây xà sáng lên, giảm sát khí và những ảnh hưởng không tốt đối với gia đình bạn.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về dầm nhà, khái niệm dầm nhà là gì. Kích thước, khoảng cách dầm nhà, cũng như một số vị trí dầm nhà phong thủy cần tránh. Cách hóa giải chúng ra sao.
Liên hệ với Kiến Tạo Việt khi bạn cần hỗ trợ, tư vấn thiết kế nhà phố 3 tầng, biệt thự hay bất kỳ loại hình nhà ở nào khác.
Thực hiện: Nguyễn Thảo
Ảnh: Tổng hợp