Cập nhật lần cuối vào 16/03/2021 bởi

Logia là gì? Phân tích chi tiết logia khác gì với ban công?

Logia hay lô gia và những hình ảnh về chúng được khá nhiều người biết đến. Tuy nhiên, chi tiết kiến trúc này rất dễ nhầm lẫn với ban công. Vậy logia là gì? Đặc điểm của logia ra sao và có những điểm gì khác so với ban công.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những khái niệm cơ bản cũng như phân tích chi tiết về logia và bạn công nhé. Hơn thế nữa, phần cuối của bài viết còn là những hình ảnh đẹp để gợi ý thêm cho bạn về cách trang trí logia đẹp và cuốn hút nhất.

Logia là gì?

Logia hay lô gia là từ có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Latinh “loggia”. Đây là một chi tiết kiến trúc dùng để chỉ hành lang hướng ra bên ngoài nhưng lại được xây dựng âm vào bên trong của mặt bằng nhà. Hiểu một cách đơn giản thì logia như là một ngăn kéo được bố trí thụt vào bên trong hộc bàn và không có bất kì bộ phận nào nhô ra bên ngoài.

logia la gi

Logia được chia thành 2 loại tương ứng với chức năng. Bao gồm:

– Logia nghỉ ngơi: thường kết nối với phòng khách hoặc phòng ngủ.

– Logia phục vụ: thường kết nối với phòng bếp hoặc nhà vệ sinh.

Lịch sử phát triển lô gia trên thế giới

Tại Hy Lạp: một số lô gia được xây dựng vào 1400 năm TCN vẫn tồn tại và được tìm thấy tại khu khảo cổ Hagia Triada.

Tại Ý: từ đầu thời trung cổ, tại hầu hết quảng trường chính đều có một lô gia hình vòm đóng vai trò là biểu tượng của công lý và chính quyền. Lô gia trong giai đoạn này được trang trí công phu, là một nơi để hưởng gió mát và ngắm nhìn xung quanh. Chúng đặc biệt phổ biến trong khoảng thế kỷ 17 ở Rome và Bologna.

Tại Anh: ở trung tâm của thành phố Chester còn tồn tại một số lô gia có niên đại từ thời trung cổ đến thời Victoria. Chúng xuất hiện ở các tòa nhà gỗ và được gọi với cái tên Chester Rows.

Đặc điểm và quy định về logia tại Việt Nam

Do được xây dựng thụt vào và tích hợp với mặt bằng công trình nên logia được che chắn rất cẩn thận. Đứng ở bên trong logia bạn chỉ nhìn được 1 mặt thoáng. Hai mặt bên là tường xây dựng che lại và bên trên là trần nhà hoặc sàn của tầng bên trên.

Ưu, nhược điểm của logia

– Về ưu điểm

+ Đảm bảo khả năng riêng tư, độc lập và không ảnh hưởng đến các công trình khác

+ Khả năng chịu lực tốt do thiết kế thụt vào trong mặt bằng ngôi nhà và kết cấu tương tự với những chức năng khác

+ Tuổi thọ cao do ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường

+ Công dụng đa năng, diện tích thay đổi linh hoạt nên có thể trở thành không gian xanh trồng cây cảnh, phơi quần áo hoặc như một căn phòng thư giãn nho nhỏ.

lo gia nhu mot can phong thu nho

– Nhược điểm của lô gia

+ Góc nhìn bị hạn chế hơn do chỉ có 1 mặt thoáng phía trước.

+ Chiếm dụng một phần diện tích của mặt bằng nên với những không gian nhỏ sẽ khá bất tiện.

Quy định về logia

Áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 323:2004 về Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế của Bộ xây dựng ban hành thì từ tầng 6 trở lên mọi công trình sẽ không được sử dụng ban công. Thay vào đó chỉ được sử dụng lô gia và đảm bảo lan can được xây dựng tối thiểu cao 1,2m trở lên đồng thời không được hở phần chân bên dưới.

lo gia nha chung cu cao tang

Ngoài ra, logia còn phải đảm bảo các quy định cụ thể khác như sau:

– Lan can phải làm từ các vật liệu chống cháy nổ, đảm bảo độ bền và an toàn cho người sử dụng.

– Hạn chế sử dụng kính trong thiết kế logia dù với bất kỳ mục đích gì. Tuy là vật liệu trang trí đẹp mắt và hữu ích nhưng nó sẽ gây nguy hiểm, không đảm bảo an toàn khi xảy ra đổ vỡ.

Logia và ban công khác gì nhau

Sau khi biết được “logia là gì” và những đặc điểm của lô gia thì liệu bạn đã phân biệt được nó khác gì với ban công chưa. Nếu vẫn còn phân vân thì chúng tôi sẽ hệ thống lại chi tiết để bạn hiểu rõ hơn.

phan biet ban cong va logia

Ban công là gì?

Ban công là phần đua ra khỏi mặt bằng nhà, thường chỉ dùng cho các công trình thấp tầng như: thiết kế biệt thự, nhà phố, nhà vườn… Ban công có thể có hoặc không có mái che. Khi đứng ở ban công có thể nhìn được ra bên ngoài theo 2-3 hướng do có nhiều hơn 1 mặt thoáng.

ban cong la gi

So sánh ban công và lô gia

– Giống nhau:

+ Là một chi tiết kiến trúc trong xây dựng công trình nhằm phục vụ nhu cầu, tính thẩm mỹ và sở thích của từng gia chủ.

+ Có thể bố trí làm nơi thư giãn, giải trí và ngắm cảnh vật xung quanh công trình.

+ Được thiết kế bởi các vật liệu có kết cấu chịu lực, có khả năng chống thấm.

+ Đều phải thiết kế lan can để đảm bảo độ an toàn.

– Khác nhau:

ĐẶC ĐIỂM LOGIA BAN CÔNG
Thiết kế Thụt vào bên trong mặt bằng nhà và không có bộ phận nhô ra khỏi tường nhà. Vượt ra khỏi bề mặt ngôi nhà và mở rộng diện tích sử dụng.
Hướng nhìn Chỉ có 1 mặt thoáng duy nhất phía trước của logia nhưng tính an toàn và riêng tư cao hơn. Nhìn được theo nhiều hướng khác nhau do không bị che chắn.
Kích thước Có thể từ 2 – 2,5m và tạo một không gian như một căn phòng thu nhỏ. Thường chỉ khống chế trong khoảng từ 1 – 1,5m
Mái che Luôn có mái che ở phía trên là mái hoặc sàn của tầng bên trên. Có thể thiết kế mái che hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Ứng dụng Phổ biến ở nhiều thể loại công trình từ thấp tầng đến cao tầng. Chỉ được sử dụng ở các công trình thấp tầng và phổ biến nhất là kiểu nhà biệt thự.

Chống thấm logia như thế nào hiệu quả

Khu vực ban công, logia hay hành lang ngoài trời có khối lượng chống thấm không nhiều nhưng lại khá phức tạp. Để chống thấm được tốt, giảm khối lượng nguyên vật liệu và giảm sức nặng đè lên kết cấu nhà thì việc chống thấm cho logia cần đảm bảo một số nguyên tắc:

Về vật liệu chống thấm:

– Có khả năng bắt qua các khe nứt nhỏ

– Độ bám dính tốt, liên kết hoàn toàn

– Bảo vệ chống lại cacbonat hóa và clorit hóa (chống hiện tượng kết bông)

– Cho phép bốc hơi nước từ phía trong

– Chịu được các tác động nhẹ như đi bộ

chong tham logia

Về thi công chống thấm

– Tạo độ dốc cho sàn, bề mặt cần chống thấm

– Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt thi công

– Thi công chống thấm lần lượt theo từng công đoạn

– Chống thấm cổ ống thoát nước

– Chống thấm chân tường (chống thấm các góc, các mối nối xây dựng và thấm xuyên)

– Chống thấm các khe, kẽ nứt trên bề mặt

– Chống thấm bao phủ toàn bộ bề mặt thi công

– Thi công ốp lát bề mặt chống thấm

– Trám khe bằng vữa chống thấm hay loại vật liệu khác mà nước có thể bốc hơi qua khe

Gợi ý thiết kế logia đẹp

Nếu bạn không sử dụng logia để làm không gian sống trở nên tiện ích và thu hút hơn thì quả thật là lãng phí. Những gợi ý thiết kế lô gia đẹp sau đây chắc chắn sẽ có mẫu khiến bạn ưng ý.

thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep thiet ke logia dep

Hy vọng với tất cả những thông tin đã chia sẻ cũng như hình ảnh gợi ý thì đã giúp bạn có những hiểu biết liên quan logia là gì, cũng như phân biệt được chúng với ban công. Kiến Tạo Việt luôn có những bài viết hữu ích tư vấn về các không gian và quá trình xây dựng nhà cửa. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức mới nữa nhé. Chúc bạn may mắn và thành công.

Rate this post

Tác giả

  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS. Nguyễn Quốc Tuấn đã có 15 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng,… Với quan điểm thiết kế nhà ở là “Mang đến giá trị cốt lõi cho ngành kiến trúc nước nhà”, các công trình của Kiến Tạo Việt sử dụng nhiều cây xanh như một thành phần không thể thiếu trong tất cả các không gian nội thất cũng như ngoại thất. Ngoài ra, sự sang trọng, lối sống thanh lịch thể hiện qua công năng, hình khối và tỷ lệ chính là điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt cung cấp đến cho những khách hàng của mình.

Mẫu nhà vườn 2 tầng 85m2
Phối cảnh kiến trúc góc 02 - Biệt thự 4 tầng hiện đại 8,3x13,4m chi phí 2,5 tỷ tại Phú Xuyên HN - BT 85
Thiết kế biệt thự 2 tầng mới nhất | mẫu biệt thự 2 tầng đẹp
Thiết kế biệt thự 3 tầng Hải Dương
Biệt thự phố 2 tầng đẹp
thiết kế lâu đài
thiết kế biệt thự sân vườn tại sóc sơn
Thiết kế biệt thự nhà vườn 2 tầng tại Phú Thọ
Thiết kế sân vườn nhà hàng tiếc cưới tại Bắc Ninh 2
Thiết kế nhà vườn 1 tầng Hòa Bình
Thiết kế biệt thự 3 tầng tại Thanh Trì
Thiết kế biệt thự tại Lạng Sơn
Cải tạo biệt thự Nghệ An
Thiết kế kiến trúc nhà biệt thự