Móng Nhà Và Các Loại Móng Nhà Và Những Lưu Ý Cần Biết Trước

Móng nhà và các loại móng nhà? Trong kết cấu xây dựng những ngôi nhà biệt thự hay nhà phố, nhà ống thì hạng mục quan trọng nhất vẫn là móng Nhà. Nếu móng nhà không được thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng an toàn. Thì ngôi nhà phố hoặc căn nhà biệt thự của bạn dễ dàng gặp phải tình trạng như là : nhà bị lún, nứt tường.

Nếu nghiêm trọng hơn nữa thì ngôi nhà đẹp của bạn có thể bị nghiêng, đổ sập. Và điều tất yếu, sự cố đó sẽ làm cho bạn thiệt hại về mọi mặt như : thời gian, công sức, tiền bạc và không may thì có thể gây tai nạn tới cả con người. 

Chính vì vậy, việc bạn bắt tay ngay vào việc cập nhật thông tin liên quan tới móng nhà sẽ không bao giờ là dư thừa hay lãng phí thời gian cả đâu. Vì nó sẽ mang lại cho bạn và gia đình mình một cuộc sống bền vững, an toàn, yên tâm lâu dài.

ban ve mong don

Nội dung bài viết

I – Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Móng Nhà & Nền Móng

Và với bài viết Những lưu ý về các loại móng nhà cơ bản cho biệt thự & nhà phố được Kiến Tạo Việt tổng hợp gửi tới bạn đọc ngày hôm nay. Chúng tôi tin tưởng sẽ góp phần mang tới cho bạn một nền tảng cơ bản về kiến thức thiết kế và xây dựng móng nhà cho công trình biệt thự, nhà phố.

Để từ đó bạn có thể dễ dàng kết hợp làm việc cùng các Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư xây dựng trong quá trình thiết kế và xây dựng ngôi nhà phố hoặc biệt thự của gia đình bạn trong tương lai không xa. Và trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về Móng Nhà trong thi công xây dựng. Xin mời các bạn cùng theo dõi !

⇒ Móng Nhà Là Gì ?

Móng Nhà hay còn gọi là Móng Nền – Đây là hạng mục có kết cấu kỹ thuật được thiết kế, thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Móng Nhà được thi công nằm ở vị trí dưới cùng của một công trình như: nhà phố, biệt thự, nhà vườn, nhà cao tầng, tòa nhà chung cư…v.v… Thiết Kế Móng Nhà là một hạng mục quan trọng nhất trong một căn nhà với nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn công trình nhà. Chính vì vậy, Móng Nhà phải đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người sử dụng…

mong nha la gi

→  Nền móng là gì?

Nền Móng chính là phần đất nằm bên dưới đáy của móng nhà. Do đó, phần Nền Móng sẽ phải chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng đè xuống của toàn bộ mẫu thiết kế biệt thự, nhà phố của bạn. Do đó khi thi công Nền Móng cần đảm bảo sự chắc chắn, ổn định thì móng nhà mới có thể vững chắc và đảm bảo an toàn cho công trình nhà đẹp của bạn được.

II – Tổng Hợp Các Loại Móng Nhà Cơ Bản Cho Biệt Thự & Nhà Phố

Người ta có thể có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau dựa trên từng tiêu chí. Mỗi cách phân loại sẽ giúp bạn hiểu thêm về kết cấu và kỹ thuật trong xây dựng. Để có thể lựa biết về các loại móng nhà cơ bản, mời bạn đọc tìm hiểu qua những cách chúng tôi tổng hợp sau.

Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công và vật liệu xây dựng

Dựa vào quy mô của công trình, người ta có thể lựa chọn phương pháp thi công móng nhà phù hợp. Đó là sử dụng móng nông gồm 3 loại: móng đơn, móng băng, móng bè và móng sâu (móng cọc)

1 – Móng Đơn

Móng đơn hay móng cốc là loại móng có chi phí thi công rẻ tiền nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Tác dụng chịu lực của nó phục thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông (nếu thi công dùng móng BTCT). Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh, mố trụ…

cau tao mong don

Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất. Hình dạng của chúng có thể là vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng đơn có giới hạn chịu lực ở mức trung bình và thường được dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.

2 – Móng Băng

Đây là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Bởi vì chúng dễ thi công và giá thành thi công ở mức vừa phải. Đồng thời khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.

Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún không đuề thì ngoài việc đầm chặt đất thì người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.

cac loai mong bang

Chỉ nên dùng móng băng khi chiều rộng móng đối đa khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m thì nên sử dụng các loại móng khác, ví dụ là móng bè để xây dựng nhà. Chú ý, nếu cấu tạo móng băng làm nhà không hợp lý thì có thể gây ra hiện tượng lún lệch nhiều hơn dùng móng đơn.

3 – Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng

móng này là móng bản hoặc móng toàn diện. Cũng là một trong ba loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nèn thấp. Móng bè cũng có thể được dùng khi có yêu cầu riêng như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà bệ sinh, bể chưa nữa, hồ bơi… hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều.

cau tao mong be

Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Ưu điểm: tác dụng phân bố tải trọng đồng đều lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

4 – Móng Cọc

Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng nằm ở dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.

coc be tong lam mong
Cọc bê tông cốt thép dùng làm móng

Cọc tre, cọc tràm ở Việt Nam đã được sử dụng từ xưa như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng nhà. Ngày nay thì cọc bê tông cốt thép là loại được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Thi công móng cọc nhanh gọn và khả năng chịu tải cực tốt. Tuy nhiên cần kĩ thuật cao và trang thiết bị hiện đại.

Tùy theo vật liệu sử dụng làm móng nhà mà tên gọi của các loại móng cũng được hình thành. Cụ thể như:

5 – Móng nhà bằng gạch

Được cấu thành từ các loại gạch nung hoặc gạch không nung. Móng nhà loại này được sử dụng cho thiết kế nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, công trình phụ có tải trọng nhỏ. Khuyến cáo những nơi có nền đất yếu, địa chất từng là ao, hồ, đầm ngập nước thì không nên xây móng nhà bằng gạch.

mong nha bang gach

6 – Xây nhà móng đá hộc

Sử dụng cho những công trình có quy mô lớn hoặc yêu cầu đặc biệt từ chủ đầu tư. Loại vật liệu này phù hợp với những nơi có nguồn nguyên liệu địa phương, dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển. Điển hình thường thấy xây móng nhà bằng đá ở các khu vực vùng núi.

7 – Móng nhà bằng gỗ

Thiết kế móng nhà loại này thường rất ít được lựa chọn. Đây là phương án dùng cọc tre hoặc cọc gỗ để gia cố trong trường hợp nền đất yếu. Trường hợp dùng làm móng cũng chỉ sử dụng khi đó là công trình nhà tạm, ít kiên cố và yêu cầu chi phí làm móng thấp.

8 – Móng nhà bằng bê tông và bê tông cốt thép

Đây là loại móng nhà có tính bền chắc nhất có thể áp dụng cho mọi loại địa hình và điều kiện địa chất. Móng được làm bằng bê tông cốt thép luôn có nhiều ưu việt về tuổi thọ, độ chịu lực, độ chắc chắn…. Loại móng bê tông không có cốt thép thì khả năng chịu lực giảm, tính bền chắc cũng thấp hơn nhiều so với bê tông cốt thép.

mong nha bang be tong cot thep

– Móng nhà hốn hợp

Là sự kết hợp của 2 hoặc nhiều loại vật liệu để phù hợp với yêu cầu thiết kế và chi phí đầu tư. Một trong cách nguyên vật liệu gần như chắc chắn dùng trong loại móng hỗ hợp này là bê tông.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

Xét trên góc độ cách tạo nên nền móng thì có thể phân chia móng nhà thành 2 loại:

9 – Móng nhà đổ khối :

Đây là phương pháp chắc chắn hơn, có độ bền cao và được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng. Loại móng này thường thấy là sự liên kết của các loại vật liệu: bê tông, bê tông cốt thép, đá hộc.

10 – Móng nhà dạng lắp ghép :

Là loại móng có thiết kế kết cấu có sẵn và khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành hình khối mong muốn. Ưu điểm là thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Tuy nhiên hạn chế là với điều kiện địa hình vận chuyển, lắp ghép không tốt sẽ khiến chi phí làm móng bị đội lên cao.

ban ve mong nha lap ghep
Bản vẽ mong nhà lắp ghép

11 – Phân loại móng theo đặc tính chịu tải trọng

– Móng nhà chịu tải trọng tĩnh

Loại móng này áp dụng cho các công trình nhà ống, nhà phố, thiết kế biệt thự, trường học… các công trình dân dụng và công nghiệp ít có sự biến động trong địa chất.

– Móng nhà chịu tải trọng động

Kết cấu móng loại này đặc trưng áp dụng cho các công trình chịu tải trọng lớn, tính giao động cao như: móng nhà cao tầng, công trình cấu, trục cầu. Thi công móng có độ chịu tải trọng tốt nhưng chi phí rất cao nên không phù hợp trong xây dựng nhà dân dụng.

III – Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà

Để dễ dàng hơn trong việc hình dung và lựa chọn loại móng nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

1 – Tải trọng công trình lên móng nhà

Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất…

tải trọng công trình ảnh hưởng lên móng nhà

Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình (số tầng vao và vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì tải trọng càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép.

2 – Đặc điểm của nền đất xây dựng công trình

Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong các loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau. Vì thế quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, cao dộ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát càng phải được tính toán cẩn thận.

3 – Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận

Việc lựa chọn phương án làm móng nhà loại nào cũng có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng. Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho công trình dự kiến xây tiếp theo của mình.

lam mong nha pho

4 – Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu?

Để có được chi phí làm móng nhà chính xác thì trước hết chủ đầu tư cần xác định :

– Diện tích làm móng nhà: phần diện tích này được tính dựa vào diện tích xây dựng. Thông thường, diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Ngoài ra, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng.

– Đơn giá xây dựng trong khu vực mình sinh sống: Đây là yếu tố then chốt quyết định sát nhất chi phí làm móng nhà là bao nhiêu tiền. Đây là phần đơn giá bao gồm vật tư và nhân công để hoàn thiện phần móng. Tùy từng đặc điểm của mỗi vùng miền mà đơn giá xây dựng phần thô (ĐGXDPT) có thể giao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2.

thi cong mong nha

Công thức tính chi phí xây dựng móng nhà đơn giản nhất. Đây là cách tính đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo để tính toán gần đúng nhất với chi phí thi công cho một số loại móng nhất định.

  • Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
  • Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
  • Chi phí làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)

IV – Quy trình thi công móng nhà chuẩn

Về cơ bản, quá trình thi công các loại móng có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mỗi loại móng nhà khác nhau: móng băng, móng bè, móng cọc… lại có những yêu cầu và kĩ thuật riêng. Dưới đây sẽ là quy trình tiêu chuẩn để thi công các loại móng nhà đúng kỹ thuật và đạt được sự bền chắc.

1 – Thi công móng băng trong xây dựng nhà ở

Quy trình làm móng băng cũng không quá phức tạp. Thực tế loại móng này cũng được sử dụng rất phổ biến. Vậy nên dưới đây là 6 bước cơ bản để hoàn thiện móng băng mà bạn nên biết.

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu
  • Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố
  • Bước 3: Bố trí thép móng băng
  • Bước 4: Ghép cốt pha móng
  • Bước 5: Đổ bê tông móng băng
  • Bước 6: Tháo cốt pha và nghiệm thu phần móng

2 – Làm móng bè gồm những bước nào

Thiết kế móng bè cho công trình dân dụng là kiểu kết cấu móng nhà trên nền đất dễ bị sụt lún, địa hình yếu và đọng nước. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, mặt bằng, nhân công thì sẽ tiến hành thi công móng theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế
  • Bước 2: Đào đất hố móng
  • Bước 3: Xây tường móng
  • Bước 4: Bố trí thép móng bè
  • Bước 5: Đổ bê tông giằng móng
  • Bước 6: Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông

3 – Quy trình thi công móng cọc tiêu chuẩn

Giải pháp này luôn đạt sự tối ưu cho nề đất yếu và những công trình tải trọng lớn. Với những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên thì việc ép cọc bê tông sẽ gồm những bước sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công
  • Bước 2: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất.
  • Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước.
  • Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng
  • Bước 5: Ghép cốt pha
  • Bước 6: Đổ bê tông móng cọc
  • Bước 7: Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng

Có thể tháo cốt pha sau 1-2 ngày bê tông đã đông cứng. Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông. Tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng.

V – Một số sai lầm thường gặp khi làm móng

Trong quá trình thi công nền móng rất dễ mắc phải các sai lầm làm ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mĩ của công trình kiến trúc. Điển hình có thể kể đến như:

  • Khảo sát địa chất không kĩ hoặc kỹ sư khảo sát thiếu chuyên môn. Việc tính toán đến các điều kiện địa chất không đầy đủ sẽ có thể dẫn đến công trình có kết cấu móng không phù hợp, mất an toàn, mất thời gian và lãng phí.
  • Bản vẽ thiết kế móng nhà không phù hợp sẽ dễ xảy ra các sự cố về tải trọng hoặc dư thừa vật tư không cần thiết.

ban ve mat bang ket cau mong nha

  • Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà. Yếu tố giá thành không phải là yếu tố quan trọng nhất để gia chủ lựa chọn loại vật liệu. Móng của mỗi công trình luôn phải được đề cao tính bền chắc. Vật liệu được lựa chọn sẽ phù hợp với biện pháp thi công. Việc tối ưu giá vật liệu là điều càng tốt để cắt giảm chi phí.
  • Thợ thi công xây dựng không đảm bảo. Những người thợ có tay nghề tốt, chuyên môn cao sẽ giúp đảm bảo việc thi công đúng bản vẽ, đúng tiến độ và đạt tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn. Bất cứ sự sơ suất, cẩu thả, thiếu kinh nghiệm cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về sau.

VI – Lưu ý làm móng nhà quan trọng

Thực tế đã chỉ ra việc làm móng nhà là công tác quan trọng nhất. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm để các gia chủ và nhà thầu xây dựng tham khảo. Trong quá trình thi công thực tế cũng cần linh hoạt áp dụng để công trình đảm bảo độ an toàn.

1. Chọn loại móng nhà phù hợp

Loại móng nhà mà chủ đầu tư lựa chọn sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến độ kiên cố của công trình xây dựng. Việc lựa chọn móng sẽ được quyết định sau khi quá trình khảo sát địa chất nền đất kết thúc. Quá trình khải sát cần xác định rõ các nội dung sau:

  • Chiều dày và đặc điểm của lớp đất mặt
  • Đặc điểm địa chất của các tầng lớp đất sâu
  • Đánh giá khả năng chịu tải của nền đất
  • Các mạch nước ngầm (nếu có) và đặc tính sinh hóa trong đất
  • Đánh giá tác động môi trường

nen chon loai mong nha nao

Lựa chọn sai loại móng nhà có thể gây lãng phí, giảm chất lượng và mất an toàn cho công trình. Đồng thời công tác khắc phục hậu quả, sửa chữa có thể rất phức tạp về sau.

2. Chọn độ sâu thi công móng nhà

Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn, khả năng thi công móng… Khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện.

  • Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
  • Trường hợp nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm.
  • Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún.
  • Nếu công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thì thi công móng nhà cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật.

dao mong nha co do sau phu hop

3. Thi công móng nhà trên nền đất yếu

– Cách nhận biết đất có địa chất nền yếu :

  • Việc nhận biết được nền đất yếu giúp việc phân tích lựa chọn loại móng làm nhà được chính xác hơn. Cách nhận biết là dựa vào các các yếu tố sau:
  • + Định tính: nhìn chung các nền đất cấu thành từ quá trình bồi đắp được xem là có địa chất nền yếu. Ví dụ như: khu vực đất cát ven sông; khu vực ao hồ, đầm lầy; đất ruộng; đất than bùn; đất cát chảy…
  • + Định lượng: hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, sức chịu tải, hệ số nén, độ biến dạng… Các chỉ tiêu sẽ được kiểm tra dựa trên việc đo dạc, lấy mẫu phân tích và làm thí nghiệm.

lam mong nha tren nen dat yeu

– Yếu tố ảnh hưởng khi làm móng nhà trên nền đất yếu

Làm nhà nói chung trên nền đất yếu luôn yêu cầu kĩ thuật khó và phức tạp hơn. Điều quan trọng là luôn phải đảm bảo để tăng khả năng chịu tải để móng nhà đạt đủ độ vững chắc, không bị nghiêng, lún, lệch…

Nền đất yếu sẽ kéo theo chi phí làm móng nhà cao hơn do những yêu cầu về gia cố và kĩ thuật thi công khó hơn.

– Giải pháp xử lý làm móng với nền đất yếu

Các giải pháp thi công cho nền đất yếu sẽ liên quan trực tiếp đến xử lý kết cấu công trình và xử lý đất nền. Cụ thể bao gồm một số giải pháp

  1. Thay nền đất khác: tốn kém về chi phí và thời gian
  2. Phương pháp cơ học: làm chặt nền bằng đầm chấn động, dùng lưới cơ học, vải địa, đệm cát…
  3. Phương pháp nhiệt học: sử dụng khí nóng có nhiệt độ trên 800 độ C để làm thay đổi các đặc tính lý hóa trong nền đất. Chỉ áp dụng đối với đất sét và đất cát mịn.
  4. Phương pháp thủy lực: dùng cọc thấm, lưới thấm, vật liệu composite, bơm chân không và điện thẩm
  5. Ưu tiên sử dụng phương pháp làm móng cọc hoặc móng bè.

thi cong mong coc tren nen dat yeu

4. Chọn vật liệu làm móng nhà

Các công trình nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng… sẽ có sự khác nhau trong việc chọn vật liệu làm móng nhà. Chủ đầu tư cần quan tâm sát sao trong việc lựa chọn vật liệu, giám sát nhà thầu trong quá trình thi công móng. Đừng tham chọn các loại vật liệu giá rẻ mà làm ảnh hưởng đến độ bền và an toàn của cả công trình.

Quá trình thi công kiểu truyền thống bê tông tự trộn là sự kết hợp từ các vật liệu: xi măng, cát, đá, nước với tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của bê tông tươi – bê tông trộn sẵn thì quá trình thi công sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Điều chủ đẩu tư cần quan tâm chỉ là lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín.

5. Dọn dẹp và vệ sinh hố móng

Để đảm bảo được sự liên kết của các loại vật liệu đạt hiệu quả thì trước khi thi công móng cần dọn dẹp và vệ sinh hố móng sạch sẽ. Điều này nhiều người thường khá chủ quan. Tuy nhiên sự cẩn thận trong công tác này sẽ đảm bảo tốt các yêu cầu trong thi công và độ chắc chắn của công trình.

don dep ho mong

6. Tính toán vị trí của các lỗ kĩ thuật

Hầu hết các công trình đều cần có hệ thống đường dây đường ống kĩ thuật như: điện, nước, dây cáp… Nếu thuê các đơn vị thiết kế thì trong các bản vẽ kỹ thuật sẽ thể hiện được vị trí của các đường dây, đường ống cơ bản. Khi thi công làm móng nhà chỉ cần chừa lại các lỗ kỹ thuật đó theo đúng bản vẽ là đạt yêu cầu. Tỉ lệ sai sót sẽ thấp và tránh được việc đục phá tốn kém chi phí.

Nếu như các đường ống cấp thoát nước bố trí đặt dưới đáy móng thì cần lấp đầy lỗ kỹ thuật bằng sỏi, đá, cát và đẩm thật chặt. Không để đế móng bê tông đè trực tiếp lên đường ống và làm vỡ đường ống dẫn nước.

7. Đào móng khi trời mưa

Việt Nam có thời tiết nóng ấm, mưa nhiều. Vào mùa mưa, thời tiết có thể mưa đế vài ngày gây khó khăn cho việc đào xúc. Trong quá trình chọn ngày đào móng, gia chủ cần tránh điều kiện thời tiết này. Nếu trường hợp gặp phải ngày mưa gió kéo dài thì nên có phương án thay đổi ngày động thổ.

dao mong nha
Nên đào móng nhà vào ngày nắng đẹp, tạnh ráo

Nếu gia chủ vẫn muốn đào móng đúng ngày đẹp đã chọn hoặc trong quá trình đào gặp trời mưa thì cần lưu ý những điều sau :

  • Kiểm tra và khơi thông đường thoát nước, tránh nước bị ứ đọng
  • Chuẩn bị một số tấm bạt che khổ lớn để phòng. Khi trời mưa thì căng lên che vào khu vực đào móng để tránh việc sạt lở và nước đọng
  • Chỉ thi công nếu trường hợp mưa nhỏ, mưa lớn nên tạm dừng mọi hoạt động thi công
  • Trong quá trình đổ bê tông gặp trời mưa lớn thì phải có biện pháp che chắn khu vực đang thi công dở dang. Khi trời tạnh mưa thì cũng phải chờ bê tông cũ khô mới thi công tiếp để đảm bảo độ kết dính của vật liệu.

8. Thi công móng nhà liền kề, nhà phố

Đặc điểm thi công các mẫu thiết kế nhà phố, nhà liền kề là những ngôi nhà ở những vị trí rất gần nhau hoặc ngay sát vách. Trước khi thi công cần nghiên cứu kĩ phần chân móng của những nhà bên cạnh để không làm ảnh hưởng tới chúng.

Trong quá trình thi công móng cần chú ý đảm bảo chính xác thực hiện đúng kĩ thuật, giám sát thi công chặt chẽ và quá trình thực hiện đúng theo bản vẽ yêu cầu.

Trường hợp thi công trong các khu phố cũ cần tính toán và chống đỡ những ngôi nhà bên cạnh nếu biện pháp thi công móng có thể gây ra sụt, lún tạm thời.

Thi công móng nhà liền kề

9. Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín

Xây nhà là việc quan trọng nên không thể giao phó cho những đội thợ thiếu kinh nghiệm. Việc xây dựng luôn đòi hỏi tay nghề có trình độ cao. Vì thế gia chủ có thể tham khảo qua bạn bè, người thân hoặc những người đã có nhiều kinh nghiệm để có thể chọn ra nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và uy tín.

Trên đây đã là tổng hợp những thông tin hữu ích liên quan đến công tác làm móng nhà. Chúng tôi là đơn vị đã hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng – kiến trúc – quy hoạch. Với kinh nghiệm và tâm huyết, Kiến Tạo Việt sẽ thường xuyên cập nhật những kiến thức bổ ích trên trang web của chúng tôi. Mời bạn đọc chú ý đón xem !

Nhà phố đẹp hiện đại với mật tiền 6,5m. 1
mẫu biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ
Biệt thự 2 tầng thiết kế đẹp nhất tại Nhật 1
Phối cảnh mẫu nhà cấp 4 mái lệch
Nhà 2 tầng cổ điển
Mẫu nhà phố đẹp 3 tầng mặt tiền 5m - Phối cảnh 1
Mẫu thiết kế biệt thự vườn 2 tầng hiện đại 1
Thiết kế nhà phố đẹp tại hà nội - Nhà phố 7 tầng kết hợp kinh doanh - PC
Thiết kế nhà phố 5 tầng tại Hồ Chí Minh - PC1
Biệt thự 2 tầng 1 tum tại Yên Hưng 3
Thiết kế biệt thự hiện đại tại Hồ Chí Minh
mẫu nhà đẹp kiểu biệt thự 2 tầng
nhà cấp 4 3 phòng ngủ 5x20m
Mặt tiền biệt thự phố 2 tầng mái thái tân cổ điển
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà