Giằng móng (dầm móng) là gì? Vai trò và cấu tạo trong xây dựng
Giằng móng là một bộ phận quan trọng trong mỗi công trình xây dựng dù căn nhà của bạn là biệt thự hay nhà phố. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa nắm rõ về chi tiết kết cấu này, dù là những người trong ngành xây dựng. Bài viết tư vấn sau đây của Kiến Tạo Việt sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thông qua việc trả lời những câu hỏi: Giằng móng là gì? Vai trò của giằng móng? Cấu tạo của giằng móng?… Cùng bắt đầu ngay nhé.
Giằng móng là gì?
Giằng móng hay dầm móng là kết cấu nằm theo phương ngang của ngôi nhà. Nó có nhiệm vụ tạo sự liên kết giữa các móng để làm tăng độ vững chắc cho hệ khung kết cấu của công trình. Giằng móng có hình chữ nhật, hình thang hoặc hình chữ T.
Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Nó có thể nằm ở ngoài, giữa hay mặt trong của cột. Giằng móng bắt buộc phải có những tính toán cẩn thận và hết sức kỹ càng trong bất kì công trình xây dựng nào. Tùy theo mỗi công trình mà nhà thầu thi công xây dựng sẽ quyết định đưa ra những tính toán hợp lý.
Chức năng và vai trò của giằng móng là gì?
Kết cấu giằng móng sẽ nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền đến móng. Ngoài ra, nó còn chịu một phần mô men của cột. Trường hợp cột bị lệch tâm càng nhiều so với đài móng thì mô men này càng lớn. Ở nhiều trường hợp khác, thiết kế giằng móng còn đóng vai trò:
– Chống rạn nứt, chống thấm hiệu quả
– Gia cố giúp móng vững chắc hơn, tăng sức chịu đựng của các loại rải trọng trong quá trình xây nhà và sử dụng.
– Tạo nền móng thống nhất và chặt chẽ. Đảm bảo độ bền vững cho kết cấu công trình.
– Tăng cường độ cứng và phân bố đêu tải trọng công trình truyền xuống móng.
– Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
– Chống xoay, chống xô lệch ở các nút chân cột trong điều kiện không thuận lợi.
Cấu tạo chi tiết và kích thước của các loại giằng móng
Sử dụng giằng móng đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng cho 3 loại móng chính. Đó là: móng đơn, móng băng và móng bè. Với mỗi loại móng sẽ có những điểu bố trí giằng khác nhau. Tùy theo loại móng và mục đích sử dụng mà cách tính toán giằng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, chiều cao chọn theo chiều dài nhịp, bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng của tường bên trên.
Hoặc kích thước dầm móng cọc sẽ phụ thuộc vào khoảng cách của cột trụ. Cụ thể:
– Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3 – 6 m thì giằng móng sẽ có hình thang hoặc hình chữ nhật.
– Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10 – 12 m thì giằng móng sẽ có hình dạng chữ T.
Thêm vào đó, độ của của dầm móng so với mặt nền sẽ lấy thấp hơn ít nhất mà 0.5m. Đây là khoảng cách có thể tạo ra lớp cách nước hợp lý, giúp móng chống được độ biến dạng. Đồng thời xung quanh giằng móng sẽ được chèn bằng đá dăm hoặc gạch vỡ để công tác đầm thêm chắc chắn.
Giằng móng đơn
Đây là kiểu giằng có cấu tạo hình trụ được tạo thành từ cốp thép dày và đổ bê tông trực tiếp vào bên trong. Nền móng và hệ thống giằng móng đơn liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một kết cấu bền vững. Điều này giúp hạn chế nhiều tác động của nền đất với công trình.
Đồng thời, giằng cho móng đơn còn đóng vai trò giúp hạn chế các hiện tượng sạt lún giữa các đài móng với nhau. Kích thước khuyến kích sử dụng là 0.3 x 0.7 (m).
Dầm móng bè
Được sử dụng ở nhiều công trình xây dựng trên nền đất yếu, giằng móng bè giúp gia cố khả năng chịu lực cho công trình. Hoặc do thiết kế công trình có tầng hầm, hồ bơi, kho… thì giải pháp này khá an toàn và giúp phân bố đều tải trọng, tránh được tính trạng sút lún.
Loại giằng móng bè được cấu tạo bao gồm nhiều lớp: bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm móng. Kích thước dầm tiêu chuẩn giống với móng đơn là: 0.3 x 0.7 (m).
Dầm móng băng
Kiểu giằng móng này được sử dụng trong nhiều công trình hơn các loại khác vì khả năng chịu lực tốt, đa dạng và độ tương thích cao hơn. Cấu tạo giằng sẽ cố định phần móng giúp đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho toàn bộ kết cấu.
Kích thước giằng móng băng tối ưu vẫn nên ở trong khoảng 0.3 x (0.5-0.7) m.
Thiết kế tính toán giằng móng
Nguyên tắc chung khi tính toán thiết kế bất kì một kết cấu nào đều là phải tìm ra quy luật về lực tác động – nội lực và khả năng chịu lực của kết cấu đó.
Nguyên lý tính toán giằng móng
Để tính toán kết cấu giằng móng, hãy xét các yếu tố tác dụng của giằng trong hệ kết cấu chung. Cụ thể:
– Tác dụng đỡ tường xây. Bản thân tường xây cũng mang một sức nặng nhất định. Do đó kết cấu gánh đỡ bên dưới cũng phải được tính toán cẩn thận.
– Tác dụng phân phối mô men chân cột. Cùng với kết cấu móng thì giằng móng cũng chịu tác dụng phân phối mô men chân cột theo độ cứng.
– Chịu tác động của lún lệch. Các nghiên cứu tính toán từ xưa đến này đã chỉ rằng giằng móng chiếm một phần nhỏ trong việc chịu tác động lún lệch so với toàn bộ kết cấu phần thân của công trình.
– Tác dụng đẩy nổi của nền đất. Đóng vai trò như dầm trong hệ sàn – dầm khi làm việc cùng với sàn tầm hầm thì giàng móng sẽ chịu tác dụng đẩy nổi của nền đất.
– Tác dụng lệch tâm. Móng có thể chịu lệch tâm thiết kế (nhà xây xen) hoặc lệch tâm ngẫu nhiên (do quá trình thi công). Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà xác định được tác động lên giằng móng.
Công thức tính giằng móng
Công thức chuẩn thường áp dụng cho công tác tính toán giăng móng đó là:
– Khi tải trọng đúng trọng tâm : Ptb ≤ Rtc
– Khi tải trọng lệch tâm : Pmax ≤ 1.2 Rtc
(Ptb, Pmax: áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất. Rtc: cường độ tiêu chuẩn của đất nền)
R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
b : Chiều rộng của đáy móng
q : Tải trọng bên của móng
c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất
A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.
m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn
Thi công giằng móng nhà cấp 4
Nhà cấp 4 là một thể loại công trình có tải trọng nhẹ, thời gian thi công nhanh và biện pháp thi công móng cũng đơn giản. Quá trình thi công giằng móng nhà cấp 4 và một số công trình khác cơ bản gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị cốp pha
Công tác chuẩn bị cốp pha cùng một số vật liệu khác và nhân công là bước đầu tiên. Cốp pha được chuẩn bị kĩ càng sẽ quyết định đến cả chất lượng, hình dạng và cả kết cấu của bê tông. Có 2 loại cốp pha được sử dụng chủ yếu là: cốp pha thép và cốp pha gỗ. Quá trình lắp dựng sẽ được thực hiện ngay tại công trình. Trước khi chuyển sang bước tiếp theo thì phải được vệ sinh sạch sẽ và nghiệm thu.
Đối với cốp pha thép thì phải được phủ một lớp chống dính. Còn cốp pha gỗ cần cẩn thận trong việc cưa xẻ để tránh lãng phí không cần thiết. Nguyên tắc lắp dựng phải đảm bảo theo bản vẽ kỹ thuật và đảm bảo độ vững chắc để tránh việc xê dịch và biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
Bước 2: Bố trí thép giằng móng
Bố trí cốt thép cũng được gia công trực tiếp tại công trường hoặc được đo đạc và vận chuyển đến sau khi đã hoàn thiện lắp dựng cốp pha. Thép bố trí giằng móng phải được sửa thẳng, đánh sạch gỉ thép. Các thanh thép được liên kết với nhau bằng cách nối hàn hoặc buộc kẽm.
Các lưu ý trong quá trình này là:
– Đảm bảo thép đúng kích thước và đúng số hiệu thiết kế, lắp dụng đúng vị trí và khoảng cách.
– Tránh tình trạng thép bị xô lệch, biến dạng trong quá trình lắp đặt.
– Nếu phát hiện các sau lệch so với bản vẽ thiết kế thì cần phải điều chỉnh ngay lập tức.
Bước 3: Đổ bê tông giằng móng
Sau khi bố trí thép cho giằng móng thì cần thực hiện việc đổ bê tông càng sớm càng tốt để tránh các điều kiện bên ngoài xâm nhập làm thép bị gỉ sét. Công đoạn này là quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn đến hệ thống kết cấu của công trình. Các vấn đề không thể bỏ qua là:
– Trộn bê tông theo tỉ lệ đạt chuẩn. Nếu là bê tông tươi thì cần thử chất lượng của bê tông trộn sẵn xem có đảm bảo chất lượng hay không.
– Trước khi đổ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, bịt kín các khe hở giữa cốp pha với nhau để tránh bê tông chảy nước hoặc cốp pha bị bục khiến hao hụt bê tông bị chảy ra ngoài.
– Trong quá trình đổ bê tông cần đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép gây ra việc nở cốp pha hoặc cấu kiện bị biến dạng làm thay đổi thiết kế đã đề ra.
Bước 4: Tháo cốp pha và bảo dưỡng bê tông
Bước cuối cùng của quá trình thi công giằng móng sẽ là tháo cốp pha và bảo dưỡng phần bê tông đã đổ. Muốn đảm bảo công trình đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết thì cần thực hiện một số công việc sau:
– Việc bảo dưỡng sẽ phải bắt đầu ngay sau khi bê tông đủ cứng, không bị vỡ và tiến hành liên tục trong khoảng 12 giờ.
– Bề mặt bê tông phải luôn giữ ẩm bằng cách tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữu nước phủ lên trên bề mặt.
– Chỉ được tháo dỡ cốp pha khi cường độ bê tông đạt yêu cầu thi công. Khi tháo cốp pha không được làm chấn động và rung ảnh hưởng đến kết cấu bê tông. Nếu có các khuyết tật thì cần phải sửa chữa ngay.
Lời kết
Qua những phân tích từng vấn đề liên quan của Kiến Tạo Việt chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được giằng móng là gì rồi đúng không nào? Khi đã nắm rõ được những thông tin này thì sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều trong các công việc xây dựng công trình trong tương lai. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nếu có bất cứ thắc mắc nào. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách, thân ái!
KTS chủ trì: Nguyễn Quốc Tuấn
Facebook : #Congtykientaoviet – Email : kientaoviet.jsc@gmail.com
CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT
Địa chỉ: Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME, Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Liên hệ ngay hotline ☎ : 0903221369 / 0981221369