Ô văng là gì? Quy định về việc xây dựng ô văng

Nếu không am hiểu về kiến trúc xây dựng thì Khái niệm ô văng là gì và những quy định về xây dựng ô văng sẽ khá mới mẻ đối với người nghe. Để bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về cấu kiện của một ngôi nhà. Bài viết sau Kiến Tạo Việt sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về ô văng.

Ô văng là gì?

Ô văng là phần cấu kiện được đặt ngay phía trên của lanh tô cửa sổ. Nếu lanh tô có nhiệm vụ đỡ khối tường nằm ở phía trên cửa sổ, cửa đi; Thì ô văng giúp che nắng, che mưa cho cửa sổ. Được xây dựng nhô ra khỏi mặt tường với một khoảng cách theo quy định của nhà nước.

Khái niệm ô văng
Khái niệm ô văng

Thông thường, ô văng sẽ được làm bằng bê tông cốt thép. Sau khi đúc phải kiểm tra khả năng chịu lực trước khi đặt vào vị trí; Nhằm đảm bảo độ an toàn và bền vững. Bước này vô cùng quan trọng bởi nếu không đảm bảo đúng kĩ thuật sẽ khiến ô văng bị sập trong quá trình thi công. Nguyên nhân sập ô văng cũng có thể do đặt thép sai quy cách kỹ thuật; Hoặc hệ thống giàn giáo chống không đáp ứng được yêu cầu.

Xây ô văng theo quy định của Nhà nước

Việc xây dựng ô văng cũng cần phải tuân theo quy chuẩn kĩ thuật của Nhà nước, cụ thể như sau:

Quy định về độ vươn tối đa của ban công, mái đua và ô văng

Quy định về việc xây dựng ô văng
Quy định về việc xây dựng ô văng

Đối với nhà thổ cư, trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m; Các bộ phận của nhà như: ban công, ô văng đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

– Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: Được phép vượt qua chỉ giới không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan
– Tính từ vỉa hè lên tới độ cao 1m, các cấu kiện như: bậu cửa, gờ chỉ, các bộ phận trang trí được phép vượt chỉ giới nhỏ hơn 0.2m
– Từ độ cao 3.5m so với mặt vỉa hè, các bộ phận ô văng, sê-nô, ban công được phép vượt quá chỉ giới theo những điều kiện sau (Không tính mái đón, mái hè):

+ Độ vươn ra tùy thuộc vào chiều rộng lộ giới theo đúng quy định. Phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m; Phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện, tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho từng khu vực;

+ Độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc; Tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Phía trên phần nhô ra chỉ được sử dụng làm an công, không được che chắn tạo thành buồng.

Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m 0
7¸12 0,9
>12¸15 1,2
>15 1,4

Những bộ phận nào được phép đua ra

1. Phần ngầm dưới mặt đất: Không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

2. Mái đón, mái hè phố: Khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ.

Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối đa (m) Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
³ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
³2,5 Kết cấu di động:

Mái dù, cánh cửa

1,0m
³3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
– Ban công mái đua 1,0
– Mái đón, mái hè phố 0,6

>>> Xem thêm: Lộ giới là gì

Nhà cấp 4 mái lệch
Phối cảnh 3D thiết kế biệt thự 2 tầng ở Nghệ An - 1
Giới thiệu mẫu nhà đẹp biệt thự 4 phòng ngủ cao 2 tầng công năng khoa học - 1
Thiết kế biệt thự hiện đại khối hộp 03
Xu hướng thiết kế nhà đẹp hiện đại lên ngôi
Phối cảnh nhà phố 5 tầng tại Hải Dương
Biệt thự 3 tầng hiện đại tại Hải Dương - PC
nhà biệt thự 1 tầng mái thái
thiet ke biet thu
Thiết kế biệt thự Pháp cổ tại Nam Định - Hình ảnh 1
Thiết kế nhà ống mặt tiền rộng 7m
Phối cảnh thiết kế kiến trúc, Nhà ống 3 tầng 4x14m, thi công nhà ống 3 tầng
Biệt thự 2 tầng mái thái tại Nghệ An - Phối cảnh góc 1
Mẫu biệt thự 3 tầng hiện đại đẹp mới nhất hiện nay - PC 01
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà