Đá hộc là gì? Ứng dụng của đá hộc trong xây dựng

Đá hộc thuộc dòng đá tự nhiên được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như: Làm móng nhà, xây tường nhà hay xây tường bờ ao. So với các loại đá nhân tạo thì loại đá này mang tới hiệu quả về mặt thẩm mĩ; Có rất nhiều ưu điểm về độ chắc chắn, sức chịu lực và tuổi thọ lớn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về loại đá hộc này.

Đá hộc là gì?

Đá hộc là loại đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá lớn và được chẻ nhỏ theo nhiều cách khác nhau. Đá có đường kính từ 10 – 40cm, kích thước và hình dạng các viên đá không đồng đều. Loại đá này rất chắc chắn và có màu xanh sẫm.

Đá hộc
Đá hộc

Ưu điểm:

– Bản chất của đá hộc là đá tự nhiên nên có cường độ nén và sức chịu lực cao
– Độ bền cao trong mọi môi trường sử dụng. Tuổi thọ có thể lên tới hàng nghìn năm, bất chấp tác động của môi trường bên ngoài
– Với độ rắn chắc cao thì khả năng chống thấm nước là rất tốt. Ngoài ra còn chống va mòn nên phù hợp với các công trình giao thông thủy lợi
– Có hình dáng , kích thước vô cùng độc đáo, có tính thẩm mỹ khá cao
– Khai thác chế biến không phức tạp, thi công dễ.

Nhược điểm:

Kích thước và hình dáng của các viên đá hộc là khác nhau. Nên trong quá trình thi công sẽ tạo ra các khoảng trống trong móng, tường nhà. Như vậy sẽ phải tốn nhiều vữa để lấp đầy các khoảng trống đó.

Làm móng nhà bằng đá hộc

Móng đá hộc được sử dụng phổ biến ở các công trình nhà dân dụng thấp tầng hay những địa hình có nhiều đá.

Do kích thước của đá lớn và không đều nhau cho nên chiều rộng tối thiểu của gối móng phải bằng 50cm. Đảm bảo kích thước của mỗi viên đá không lớn hơn 1/3 chiều rộng của móng. Kích thước cổ mỏng tối thiểu là 40cm. Đối với móng cột thì chiều bề dày cổ móng tối thiểu lại là 60cm. Chiều rộng bậc giật bằng chiều cao bậc giật. Chiều cao của bậc giật thường lấy từ 35-60 cm.

Với móng có giật bậc, chiều cao mỗi bậc thường không nhỏ hơn 50cm. Đá hộc dùng xây móng nhà phải có cường độ 200kg/cm2. Chất liên kết có thể dùng vữa tam hợp 1:1:5 hoặc 1:1:9 hay vữa xi măng:cát 1:4. Lớp đệm thường là cát đầm chát dày 5-10 cm hoặc là lớp bêtông gạch vỡ, bêtông đá dăm 15-30 cm tùy theo tình hình nền móng.

Móng nhà đá hộc
Móng nhà đá hộc

Các bước xây móng nhà bằng đá hộc

Bước 1: Xác định cữ móng

Căn cứ vào mép móng, tiến hành căng dây thẳng đứng và căng dây nằm ngang để làm khuôn cữ móng. Đóng cọc ngựa theo chuẩn hình dáng và kích thước của móng.

Bước 2: Xây lớp thứ nhất

Bước này khá quan trọng bởi nó là nền tảng để xây dựng những lớp kế tiếp. Lớp đầu tiên nên sử dụng và lựa chọn những viên đá hộc đều nhau, vuông vắn.

Trước khi xây xong lớp thứ nhất, tiến hành đổ vữa để các viên đá liên kết với nhau; Sử dụng những viên đá nhỏ để chèn vào những khe hở giữa các viên đá.

Bước 3: Xây lớp tiếp theo

Cách 1: Dùng xẻng rót vữa vào khối xây ( Phương pháp này hiện được sử dụng phổ biến)

– Dùng xẻng dải vữa ( vữa xây có độ dẻo từ 40 – 50mm )
– Xếp đá mép ngoài khối xây
– Ghè những đầu mẩu đá nhô làm cản trở khi xây
– Dùng búa gõ để các viên đá ép vào vữa
– Rải vữa và xếp đá dăm dầm kỹ

Cách 2: Rót vữa

Mỗi lớp đá hộc được xếp khan, khi xếp cần chú ý ướm đá để đảm bảo cấu tạo không bị trùng mạch. Dùng đá răm để chèn các khe hở sau đó rót vữa lỏng vào khối đá.

Cách 3: Dùng đầm rung

Sau khi dùng xẻng xúc vữa dải trong ván khuôn thì xếp đá hộc. Chèn bằng đá dăm và rải lớp vữa trên dày 40mm, độ dẻo 20 – 30mm. Tiếp đến dùng đầm bàn rung đến khi vữa không chảy vào lớp vữa nữa. Trước khi nghỉ phải đầm xong lớp trên cùng.

Xây móng nhà bằng đá hộc cần lưu ý những gì?

– Lớp đá đầu tiên ưu tiên những viên đá to chắc, vuông vắn. Những viên đá sần sùi nên được sử dụng ở lớp phía trên.
– Khi xây móng bằng đá hộc nên đặt từng hàng có chiều dày là 30 cm. Khi xây tường mỗi hàng cao 25cm.
– Khi sử dụng đá hộc làm móng nên sử dụng những viên đá dài, thân dày tránh những viên đá vá cạnh, mỏng. Chân đá được cắm sâu và chắc chắn vào khối xây.
– Sử dụng đá nhỏ, đá dăm để lấp đày khoảng trống giữa các viên đá
– Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp, phải trải vữa trên bề mặt hàng này.
– Vào mùa hè, mùa khô thì khi ngừng tạm thời thì phải tưới nước cho khối xây đá hộc và bê tông đá hộc luôn luôn ẩm. Trước khi tiếp tục thi công, trên bề mặt của hàng đá hộc và bê tông đá hộc phải dọn sạch rác bẩn và tưới nước.
– Không sử dụng hình thức móng đá hộc ở những nơi đất lún.

Xây tường đá hộc

– Nên lựa chọn đá có hình dáng và kích thước đều nhau, lớp tường dày tối thiểu từ 25cm
– Tường cầu kỳ hơn móng về tính thẩm mỹ. Do đó đòi hỏi các viên đá đều nhau, những viên đá to thường được đặt ở lớp dưới.
– Trong cùng một hàng đá nên đặt so le một viên đá dọc tiếp theo là một viên đá ngang hoặc ít nhất thì cứ 1m chiều dài thì có một viên cầu giằng.
– Các mạch dọc thường nên cách nhau tầm 10cm, các mạch ngang phải nằm ngang và song song với nhau. Các mạch vữa không được tạo hình tam giác hay hình chữ thập.

Xây tường nhà bằng đá hộc
Xây tường nhà bằng đá hộc

Thi công tường đá hộc đúng quy cách

1. Chuẩn bị

Với tường bao che hay tường bên ngoài thì chúng ta có thể sử dụng với mọi loại đá hộc. Tuy nhiên ưu tiên những viên đá có hình dáng và kích thước đều nhau. Bề mặt nhẵn, cứng chắc, khó phong hóa do tác động môi trường bên ngoài. Sử dụng vữa xi măng cát là tốt nhất.

2. Xây tường đá hộc

– Xây tường đá hộc đúng quy cách

Chọn đá phù hợp sau khi định vị hai mép chân tường. Trước khi ốp, đá phải đảm bảo được rửa sạch sẽ. Sau khi đặt đá lên vữa thì gõ để đá ép vào vữa tạo liên kết. Ở cùng một hàng xây nên chọn những viên đá hộc có kích thước đều nhau. Hạn chế chỉnh sửa đá khi đã đặt lên vữa. Có lỗ rỗng chúng ta có thể chèn thêm những viên đá nhỏ hay vữa thêm vào.

– Xây tường đá hộc không thành lớp

Đá hộc được lấy từ nơi khai thác còn nguyên hình dạng do vỡ tự nhiên và không theo một quy cách nhất định. Cách xây này khó và tốn vữa nhưng đôi khi mang lại hiệu ứng thảm mĩ cao hơn.
Chiều dày các mạch vữa tối đa là 2cm, không tạo các mạch vữa ngang và dọc tạo thành một điểm và có hình chữ thập. Đá lớn nhỏ phải phân bố đều trong khối. Không chèn đá vụn vào các mạch vữa ngoài mặt khối xây.

Lưu ý khi xây tường đá hộc

– Với mỗi lớp xây cần được căng dây theo chiều ngang, chiều dọc để đảm bảo độ thẳng đứng, độ ngang của tường
– Nhất thiết phải rải vữa trước khi đặt đá
– Vữa rải dày từ 4-5cm, cách mép tường từ 3-4cm
– Khi chèn đá vụn và mạch đứng không chèn theo kiểu kẹp bụng.

Mẫu biệt thự phố 2 tầng tại quận 9 - PC1
mẫu biệt thự 1 tầng 3 phòng ngủ
Mẫu nhà đẹp 2 tầng 59m2 kiến trúc biệt thự đẹp - 5
Phối cảnh 3D thiết kế biệt thự 2 tầng ở Nghệ An - 1
Mặt tiền chính Biệt thự tân cổ điển 2 tầng 140m2
Nhà biết thự 2 tầng tại Hải Phòng 2
Thiết kế biệt thự tại Nam Định cao 3 tầng - Ảnh 3
Mẫu phòng tắm hiện đại cho thiết kế nhà phố 7
Mẫu nhà phố 3 tầng hiện đại 2
Nhà cấp 4 đẹp 70m2
Nhà phố 6mx12m 3 tầng 1 tum tại Tây Mỗ - Mẫu 09
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà