Giác móng là gì? Cách giác móng nhà thủ công chuẩn xác nhất

Giác móng nhà có thể là thuật ngữ còn khá mới mẻ với nhiều người; Nhưng trong xây dựng thì đây lại là một khâu cực kì quan trọng. Nếu không theo đúng kĩ thuật có thể khiến ngôi nhà của bạn trở nên bị méo, không được vuông vắn; Thậm chí là ảnh hưởng tới phong thủy nhà đẹp.

Như vậy, để đảm bảo tính thẩm mĩ cho căn nhà và không gặp bất chắc trong quá trình thi công. Bạn cần nắm thật vững các vấn đề liên quan tới giác móng nhà; Cùng các bước giác móng nhà chuẩn xác nhất? Phần giải đáp sẽ có ngay sau đây.

Khái niệm giác móng nhà
Giác móng nhà

Giác móng là gì?

Hay còn gọi là lấy góc vuông. Đây là bước định vị các góc của ngôi nhà bằng máy móc hoặc thủ công; giúp móng nhà trở nên vuông vắn, không bị méo. Nếu giác móng đúng kĩ thuật thì móng nhà sẽ rất chắc chắn và bền vững.

Hướng dẫn giác móng nhà thủ công chuẩn xác nhất

Bước 1: Chuẩn bị: 4 đoạn cọc sắt đầu sơn đỏ dài 50cm, 1 thước dây, 1 búa, 1 cuộn dây dù hoặc thước
Bước 2: Xác định cac trục của ngôi nhà

Giả sử điểm D là góc ô đất xây dựng và góc này là vuông. Bạn muốn góc nhà của mình cách góc ô đất theo 2 phương x,y lần lượt là 925 và 665mm. Ta sẽ dễ dàng xác định được điểm A là góc nhà

Từ điểm A dùng búa đóng 1 cọc sắt sơn đỏ. Dùng dây buộc vào đầu cọc, quay 2 cung tròn: Một cung 4m và 1 cung 3m.

Xác định điểm C bởi cung tròn 4m (AC = 4m) và C cách mép tường rào 665mm.

Ta đóng tiếp 1 cọc sắt tại điểm C, buộc dây vào đầu cọc và quay 1 cung tròn bán kính 5m. Giao điểm giữa cung tròn C bán kính 5m và cung tròn A bán kính 3m là điểm B. Lúc này đảm bảo AC = 4m, AB = 3m, BC = 5m. Theo định lý Pytago, ta có được tam giác ABC vuông tại A. Khi đó, AB và AC ta lần lượt xác định được các trục của ngôi nhà.

Chú ý: Kích thước 2 trục phải đúng theo bản vẽ. Kích thước 2 đường chéo phải bằng nhau để đảm bảo chính xác ngôi nhà của bạn luôn vuông vắn.

Giác móng nhà bằng thủ công
Giác móng nhà bằng thủ công

Bước 3: Xác định đâu là tim móng, đâu là tim cột

– Vẽ kích thước đất đào móng bằng vôi
– Sau bước đào đất, tiến hành thả dọi để xác định tim móng
– Đổ bê tông lót móng
– Kiểm tra tim móng để xác định tim cột
– Đặt thép móng và thép cột trùng với tim đã xác định
– Đổ bê tông móng

Giác móng bằng máy móc

Với những công trình nhà dân có diện tích không quá lớn thì có thể sử dụng phương pháp giác móng nhà thủ công. Nhưng với những công trình lớn thì cần phải có người chuyên trắc đạc và sử dụng máy điện tử để đo.

Bước 1: Nhà thầu tiếp nhận mặt bằng thiết kế từ chủ đầu tư

Bước 2: Từ mốc gốc chuyền thêm một số mốc thứ cấp ra các vị trí thuận lợi cho đo đạc và bảo vệ mốc

Bước 3: Dùng máy chuyền các địa điểm định vị trục, các điểm này phải cách trục 5 – 10m để không bị mất khi đào đất và vận chuyển tập kết vật tư.

Bước 4: Khi đào đất chỉ nên giác móng sơ bộ bằng cách rải vôi để máy đào. Sau khi đổ bê tông lót xong mới dùng máy định vị lại, bật mực lên bê tông lót trước khi đặt thép

Trong xây dựng đòi hỏi độ chính xác cao, giác móng cũng vậy. Chỉ cần có một chút sai sót cũng khiến ngôi nhà không còn được vuông, mất thẩm mĩ; Ảnh hưởng tới các giai đoạn thi công phía sau, cũng như bố trí nội thất cho ngôi nhà đẹp của bạn.

>> Xem thêm:

Thiết kế biệt thự 3 tầng sang trọng | Mẫu biệt thự đẹp
Mẫu biệt thự nhà vườn 2 tàng 238m2 hiện đại
nhà ống có giếng trời
Phối cảnh 3D nhà phố 2 tầng tại Hải Dương hiện đại
ban ve nha pho dep
Biệt thự 2 tầng 1 tum 7x12m ở Bình Thạnh - PC2
thiết kế nhà phố 5x20 hiện đại
Nhà lô góc 2 mặt tiền vừa ở vừa kết hợp kinh doanh
Cải tạo biệt thự 4 tầng hiên đại 1
Phối cảnh thiết kế biệt thự 2 tầng đẹp ở Sơn La
mẫu nhà phố 2 tầng 5x15
PC1 - Thiết kế biệt thự tân cổ điển tại Hải Dương
Phối cảnh mặt tiền mẫu thiết kế nhà ống đẹp 4 tầng
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà