Sê nô là gì? Chi tiết cấu tạo sê nô mái nhà dân dụng

Sê nô là gì? Có những loại sê nô mái nào? bảo quản sê nô mái ra sao và chi tiết cấu tạo sê nô mái nhà dân dụng như thế nào? Chắc hẳn là những câu hỏi hóc búa với những ai ít tim hiểu về cấu kiện của một ngôi nhà. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về bộ phận này, những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Khái niệm sê nô là gì? Các loại sê nô
Khái niệm sê nô là gì?

Sê nô là gì?

Sê nô là máng hứng nước mưa trên mái nhà. Kích thước phụ thuộc vào khẩu độ mái và lượng mưa. Nghĩa là mái nhà dài bao nhiêu thì sê nô ăn theo bấy nhiêu. Tiết diện ( mặt cắt ngang) thường là hình chữ U. Độ dốc lòng máng khoảng 0.1-0.2%, nghiêng về lỗ thoát nước.

>>> Tham khảo: Ô văng là gì? Lanh tô là gì?

Các loại sê nô thông dụng hiện nay

1. Sê nô âm tường: Được thiết kế ngầm bên trong, không lộ ra ngoài nên có tính thẩm mỹ cao, sử dụng bền do không phải tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa.

2. Sê nô lộ tường: Thường áp dụng cho thiết kế nhà lên tầng, nằm bên ngoài nhà. Dễ sửa chữa hơn khi bị hư hỏng; Nhưng cần phải quét dầu hắc chống thấm để tăng thời gian sử dụng.

Vị trí khe lún sê nô

Đối với nhà hai bên khe lún cao thấp khác nhau thì lớp bê tông của mái phía thấp cũng cần làm cao gờ lên 100, che suốt dọc gờ này phía trên cần được đóng tôn. Khe lún tách công trình từ móng đến mái.

Vị trí khe co dãn sê nô

Được bố trí thích ứng với việc cấu tạo các khe co dãn của toàn bộ công trình. Với các bộ phận nhỏ, dài và mỏng thuộc mái nhà như mái đua, mái hắt, mái hiên, sênô… Khe co dãn với khoảng cách từ 8-12m. Ngoài việc đảm bảo dãn nở tự do, khe co dãn cần phải được chống thấm, chống dột theo đúng cách.

Bảo quản sê nô mái như thế nào?

Sau khi quá trình thi công hoàn thành, cần phải có các biện pháp chống thấm để tăng tuổi thọ của sê nô. Vật liệu chống thấm phải có độ kháng nước và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó thì gia chủ cũng cần tìm những đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp; Để sê nô vừa tiện ích lại vừa đảm bảo tính thấm mĩ lại bền đẹp với thời gian.

Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo mái dốc

Tổ chức thoát nước cho nhà mái dốc
Tổ chức thoát nước cho nhà mái dốc

Nước mưa trên mái dốc được thu gom về các sê nô có cấu tạo từ tôn tráng kẽm để chảy xuống các ống thu đứng. Nước sau đó sẽ thoát ra bên ngoài.

Cấu tạo khác của mái dốc là mái đua. Được dùng để bảo vệ tường khỏi bị ẩm ướt, che nắng che mưa và tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.

Tùy thuộc vào nhu cầu mà đầu mái đua làm thành diềm mái hoặc sê nô, bên dưới mái đua có thể làm trần. Viên ngói ở diềm mái đua ra 30 – 50mm để nước dễ chảy xuống. Trần mái đua thường làm bằng trần vôi rơm có cấu tạo giống như trần nhà. Tấm diềm mái đua dày 25 – 30mm, độ cao thường 200 – 300mm.

Sê nô lắp ghép được sử dụng phổ biến, chia làm 2 loại là đúc liền với panen làm thành một cấu tạo lớn và sê nô làm thành một cấu kiện độc lập.

Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo mái bằng

Với nhà mái bằng, hệ thống thoát nước mưa trên mái có thể bố trí ở trong hoặc ở ngoài. Với những công trình xây dựng thấp tầng, ở những khu vực nắng nhiều mưa ít thì có thể cho chảy tự do mà không cần sê nô.
Còn với những công trình nhà cao hoặc mái đua hẹp thì cần thiết phải thiết kế sê nô. Bởi khi đó nước mưa trên mái sẽ tập trung vào sê nô và theo đường dẫn chảy thẳng ra ngoài.

Mẫu thiết kế biệt thự gỗ tự nhiên 1
PC1 - Biệt thự hiện đại tại Hải Phòng
Phối cảnh thiết kế mẫu nhà 2 tầng hiện đại mặt tiền 6m
Nhà đẹp biệt thự 2 tầng 120m2
Lạ mắt với kiểu dáng kiến trúc mẫu nhà đẹp nhỏ xinh 18m2 kiểu Nhật đầy đủ tiện nghi
ban-thiet-ke-biet-thu-2-tang-01
Thiết kế biệt thự 3 tầng sang trọng | Mẫu biệt thự đẹp
nhà cấp 4 3 phòng ngủ 5x20m
Thiết kế biệt thự tân cổ điển tại Hồ Chí Minh - PC1
Những mẫu thiết kế biệt thự đẹp ngất ngây
Biệt thự 2 tầng đẹp hiện đại làm bằng gỗ-phối cảnh 2
Tham khảo biệt thự 2 tầng chữ L siêu đẹp
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà