Cập nhật lần cuối vào 03/11/2022 bởi nhadepktv.vn

Cốp pha là gì? Cấu tạo chức năng? Yêu cầu chất lượng cốt pha

Cốp pha là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Tuy nhiên với những người không theo ngành thì khái niệm này có thể khá xa lạ với họ. Chỉ những khi xây nhà thì họ mới có nhu cầu tìm hiểu.
Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cốp pha là gì? Cấu tạo và chức năng của cốp pha cũng như các yêu cầu và chất lượng của cốp pha. Cùng tham khảo nhé!

Khái niệm cốp pha là gì?

Cốp pha hay còn gọi là cốt pha, bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage và tiếng anh là Form-work. Được hiểu là dạng khuôn đúc bê tông, có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: tole, sắt, thép, gỗ… Dùng để đổ bê tông và tạo thành từng khối bê tông.

Khái niệm cốp pha là gì?
Khái niệm cốp pha là gì?

Cấu tạo và chức năng của cốp pha

Cốp pha được cấu tạo với 3 phần chính: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết
Ván mặt: Tiếp xúc trực tiếp với bê tông, là phần quan trọng giúp định hình bê tông
Sườn cứng: Liên kết trực tiếp với ván mặt, có khả năng chịu lực chính cho toàn bộ khối
Các phụ kiện khác: sắt, thép… giúp liên kết các tấm cốp pha lại với nhau. Đảm bảo cốp pha được liên kết bền chặt, không xảy ra sai sót trong quá trình thi công.

Chức năng chính của cốt pha là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông. Là bộ phận chịu lực, chống đỡ khi bê tông tươi còn chưa định hình.

Các loại cốp pha trong xây dựng

Cốp pha cột: Dùng để tạo khuôn cho cột khi đổ bê tông. Với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông, tam giác.

Cốp pha sàn: Còn có tên gọi là cốp pha dầm, là hệ ván khuôn cho dầm móng có dạng hộp ba mặt. Khi đủ các điều kiện về nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ xử lý chúng sẽ được gỡ bỏ… Chúng được kết hợp với hệ chống đỡ của cốp pha, hệ dầm, xà gồ phục vụ cho việc đổ bê tông, dầm, cột.

Cốp pha sàn là gì?
Cốp pha sàn là gì?

Cốp pha được làm từ các vật liệu như:

Cốp pha thép định hình: Được chế tạo gia công cơ khí từ những khung thép định hình (thép hộp, thép u …) và căng bề mặt bằng tấm thép mỏng. Giá thành chế tạo 1m2 cốp pha loại này từ 1,5 – 2,0 triệu/ m2 tùy chiều dày lớp tôn căng mặt và mật độ lớp xương chịu lực.

Cốp pha gỗ tự nhiên: Được ghép từ những thanh gỗ tự nhiên, xẻ theo độ dày phù hợp tạo thành mặt phẳng phục vụ việc đổ bê tông vào khối. Cốp pha gỗ được sử dụng nhiều trong các công trình nhà cấp 4, nhà 1 tầng, 2 tầng ở vùng nông thôn.

Cốp pha nhựa: Là khuôn đúc có khả năng tái sử dụng nhiều lần được lắp ráp với nhiều tấm lồng vào nhau.

Cốp pha nhôm: Có nguyên liệu tạo thành chính là hợp kim nhôm có đặc tính nhẹ không gây dính khi tháo gỡ. Là giải pháp hữu hiệu trong các công trình lớn bởi tính tiện dụng. Có nhiều kích thước phù hợp với cấu trúc thi công đã được thiết kế sẵn.

Cốp pha nhôm là gì?
Cốp pha nhôm là gì?

Yêu cầu chất lượng của cốp pha

– Phải đảm bảo độ khít như vậy mới có thể chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong

– Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn; Để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu

– Cốp pha phải đảm bảo định hình trong suốt quá trình hình thành nên khối bê tông bền vững

– Cốp pha phải đảm bảo khả năng chịu lực thay cho bê tông khi ở dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn

– Cốp pha cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp

– Nên sử dụng vật liệu tốt làm cốt pha để có thể sử dụng được nhiều lần.

Rate this post

Tác giả

  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS. Nguyễn Quốc Tuấn đã có 18 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng,… Với quan điểm thiết kế nhà ở là “Mang đến giá trị cốt lõi cho ngành kiến trúc nước nhà”, các công trình của Kiến Tạo Việt sử dụng nhiều cây xanh như một thành phần không thể thiếu trong tất cả các không gian nội thất cũng như ngoại thất. Ngoài ra, sự sang trọng, lối sống thanh lịch thể hiện qua công năng, hình khối và tỷ lệ chính là điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt cung cấp đến cho những khách hàng của mình.

Thiết kế nhà vườn nhỏ 2 tầng
Biệt thự 2 tầng hiện đại
Thiết kế nhà vườn 2 tầng giản dị
Thiết kế biệt thự tại Thanh Oai
Thiết kế sân vườn nhà hàng tiếc cưới tại Bắc Ninh 2
Thiết kế nhà vườn đẹp
Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng tại Quảng Ninh
Phối cảnh kiến trúc - Biệt thự mái thái 2 tầng 13,7x10,4m chi phí 1,7 tỷ tại Đông Anh - BT 86
Biệt thự 2 mái lệch
Biệt thự 3 tầng mái dốc
Biệt thự trên đất hẹp
Nhà vườn 2 tầng hình L
Cải tạo biệt thự Nghệ An
thiết kế biệt thự 2 tầng
Biệt thự phố 2 tầng đẹp