Nhà đúc giả là gì? Thông tin về nhà đúc giả
Có lẽ bạn đã từng nghe đến nhà đúc giả. Một loại hình nhà ở mới chăng? Với nhiều người lần đầu nghe thấy tên này chắc có rất nhiều thắc mắc. Tự hỏi nhà đúc giả là gì? Nó khác gì so với nhà bình thường.
Nhà đúc giả là một khái niệm còn rất mới hiện nay. Loại hình nhà ở này có nhiều tiện ích và đặc điểm nổi bật cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi nào nên xây và kinh nghiệm xây nhà đúc giả lại là một vấn đề cần được nhiều quan tâm khác.
Khái niệm nhà đúc giả là gì? Thế nào là nhà đúc giả
Nhà đúc giả là gì? Nhà đúc giả hay nhà đúc giả bê tông là kiểu sàn có hệ thống cột, dầm chịu lực như những loại hình nhà ở bình thường khác. Bao gồm cả khung sắt định hình, sắt hộp…Sàn thường được làm bằng một lớp sắt hoặc lớp gỗ sau đó đổ bê tông mỏng lên trên.
Trên thực tế, sàn đúc giả chỉ là một tên gọi dân dã từ thờ xây dựng để dễ gọi và hình dung. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sẽ thấy có rất ít tài liệu nói về nhà đúc giả. Bởi nó là một dạng sàn cải tiến từ việc đúc sàn bình thường. Còn bản chất thực sự của nó là giống như sàn nhà gác gỗ nhà cấp 4 nhưng có thể lót được gạch bên trên.
Đặc điểm của nhà đúc giả là gì?
Hiện tại, nhà đúc giả được sử dụng nhiều tại các công trình xây dựng công cộng. Các công trình được xây dựng với mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh hay cho thuê với chi phí thấp. Điển hình như nhà trọ sinh viên, nhà vệ sinh công cộng…
Tại một số mẫu biệt thự hay thiết kế nhà phố vẫn sử dụng loại nhà đúc giả này. Tuy nhiên khi xây dựng cần phải lưu ý đến một số điểm, tính toán khả năng chịu lực cẩn thận để đảm bảo độ an toàn cho công trình.
Bởi dù vẫn sử dụng khung thép, tuy nhiên nhà đúc giả chỉ để đỡ sàn và những lớp bê tông mỏng, khoảng 8-10cm. Trong khi đó nhà đúc thật có 2 lớp thép, dày từ 10-15cm, thậm chí là lớn hơn với từng kết cấu công trình. Do vậy khu sử dụng, cần phải cân nhắc xem có nên sử dụng nhà đúc giả không, chỗ nào và khi nào thì nên sử dụng dạng sàn này.
Kết cấu của nhà đúc giả
Hiện nay, dạng sàn nhà đúc giả thường có hai kiểu kết cấu:
- Dạng 1: Thiết kế một hệ khung sắt chịu lực- dầm thép hộp 5x10cm, cách khoảng 40-50cm, gác trực tiếp lên hệ dầm, tường. Trải qua một lớp tole lên trên hệ khung sắt, đan sắt phi 6 hoặc lưới thép liên kết hệ sàn. Sau đó láng một lớp hồ hoặc bê tông đá mi dày khoảng 5cm trên lớp tôn và lát gạch như sàn đúc bình thường.
- Dạng 2: Dạng 2 tương tự như dạng một. Tuy nhiên, thay vì dùng lớp tôn thì sẽ dùng Cemboard, sau đó trải lưới thép+ lót lớp hồ mỏng 3cm và lát gạch trực tiếp. Không cần phải đổ bê tông lên trên.
>>> Xem thêm: Tấm Cemboard là gì?
Vậy khi nào nên xây nhà đúc giả?
Mặc dù nhà đúc giả đang được sử dụng khá nhiều hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dùng loại này. Mà phải căn cứ trên tình hình thực tế, chi phí tài chính cũng như đặc điểm tính chất của công trình để xác định có nên xây nhà đúc giả hay không.
-
Muốn tiết kiệm chi phí
Chi phí xây dựng nhà đúc giả thấp hơn so với đúc thật. Do sử dụng sắt thép làm khung chính rồi sau đó mới đổ bê tông. Nên giá thành thường khá cao và có chiều hướng dao động, thay đổi phụ thuộc vào giá của sắt thép.
Trong khi đó đúc giả thì không sử dụng đến bê tông cốt thép nên có thể tiết kiệm chi phí hơn so với đúc thật.
-
Đẩy nhanh quá trình xây dựng
Sử dụng những tấm vật liệu Smartboard Thái Lan sẽ giúp tiết kiệm thời gian xây dựng và thi công công trình. Việc thi công cũng đơn giản đơn do giảm được một số công đoạn. Một phần nào đó thì chi phí thuê thợ, nhân công cũng giảm theo.
-
Linh hoạt trong việc thiết kế và xây dựng nhà
Với những khách hàng có nhu cầu thường xuyên thay đổi để làm mới tổ ấm của mình. Muốn chúng luôn được cập nhật xu hướng mới thì xây nhà đúc giả là một giải pháp.
- Môi trường sống xanh, thân thiện: Nhà đúc giả sẽ sử dụng những vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, nhà đúc giả vẫn còn rất nhiều ưu điểm khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Điển hình như chất lượng chỉ bằng được khoảng 80% so với nhà đúc thật. Chúng chỉ có thể lắp đặt sau khi đã hoàn thiện. Bên cạnh đó, khả năng chịu lực về phương ngang yếu nên cần có thêm nhiều vách ngăn hơn.
Việc này sẽ gây ra những hạn chế nhất định về mặt không gian, diện tích và độ thoáng. Đặc biệt là ở những mẫu nhà phố 3 tầng, 4 hay 5 tầng. Khi thiết kế nhà phố thì càng thông thoáng càng tốt.
Việc khi nào nên xây nhà đúc giả cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Với những người không am hiểu về loại hình này nên nhờ đến sự tư vấn của các kiến trúc sư, những người có chuyên môn cao.
Các công trình có thể xây nhà đúc giả là gì?
Có một số loại công trình bạn có thể và nên sử dụng nhà đúc giả để tiết kiệm chi phí và mang đến nhiều lợi ích. Ví dụ như các công trình nhà cấp 4 giả nhà 2 tầng. Các công trình cải tạo nhà ở muốn tăng thêm diện tích sử dụng bằng cách thêm gác lửng, tầng lửng đúc giả.
Ngoài các mẫu biệt thự, nhà phố thì nhà đúc giả rất thích hợp trong việc xây nhà trọ có gác lửng, gác xép…Các công trình, nhà kho chứa hàng, quán cà phê, sân khấu…
Nhà đúc giả có bền không?
Nhà đúc giả có bền không cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi suy cho cùng yếu tố an toàn và lâu bền vẫn là điều quan trọng nhất với các chủ đầu tư.
Việc quyết định chất lượng và độ bền của nhà đúc giả phụ thuộc rất lớn vào kết cấu của hệ khung dầm. Khung dầm càng chắc, càng ổn định thì nhà càng bền.
>>> Xem thêm: Nhà nở hậu là gì?
Tổng kết
Như vậy, Kiến Tạo Việt vừa gửi đến bạn khái niệm nhà đúc giả là gì. Khi nào nên xây nhà đúc giả, các công trình dành cho nhà đúc giả và độ bền của nhà đúc giả.
Trước khi xây nhà đúc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng, nhờ đến sự tư vấn của các kiến trúc sư hay những người có chuyên môn cao. Cần đặt yếu tố an toàn, chịu lực của ngôi nhà lên trước tiên.
Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn và thiết kế nhà ở, đừng ngần ngại liên hệ với Kiến Tạo Việt ngay hôm nay.
Thực hiện: Nguyễn Thảo
Nguồn ảnh: Internet