Tầng hầm là gì? Tầng bán hầm là gì? Lưu ý khi xây tầng hầm để xe
Tầng hầm mang đến nhiều lợi ích cho gia chủ. Vào thời kỳ chiến tranh, tầng hầm hay tầng bán hầm được xây dựng với mục đích làm nơi trú ngụ. Hoặc trong một vài biến cố nào đó, tầng hầm là nơi trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, đến thời bình hiện tại, không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam. Tầng hầm được xây dựng với nhiều mục đích khác. Điển hình nhất là làm nơi để xe, phương tiện đi lại. Tại các nước Châu Âu, tầng hầm không khác gì một không gian tiện ích khác của gia đình. Chứa đồ, hầm rượu, đặt lò sưởi, hệ thống điện…
Ở Việt Nam, đặc biệt là các khu đô thị phát triển, tầng hầm giải quyết một phần nào đó vấn đề để xe. Không khó để bắt gặp hình ảnh này ở các khu trung tâm thương mại? Vậy còn nhà ở dân dụng, tầng hầm là gì và tầng bán hầm có điểm gì khác biệt? Khi xây dựng tầng hầm để xe cần lưu ý những điểm quan trọng nào?
Tầng hầm là gì? Tầng bán hầm là gì?
Theo Wikipedia- Bách khoa toàn thư mở, tầng hầm là một hoặc nhiều tầng được thiết kế xây dựng nằm bên dưới tầng sàn (tầng trệt hay tầng một) của một ngôi nhà hoặc một công trình xây dựng. Tầng hầm sẽ nằm toàn bộ ở bên dưới trong khi đó, tầng bán hầm nằm một nửa hoặc một phần ở sâu bên dưới. Do đặc tính nằm âm bên trong mặt đất nên vật liệu xây dựng tầng hầm phải đặc biệt. Các cột trụ phải thực sự vững chắc mới có thể chịu được sức nặng từ ngôi nhà.
Tầng hầm nhà phố- Công dụng của tầng hầm và tầng bán hầm
– Thay thế cho gara để xe
Với các thành phố lớn tại Việt Nam, sức ép về dân số sinh sống khá nặng. Chính vì vậy là diện tích nhà ở cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đó là lý do ra đời các mẫu thiết kế nhà phố và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đặc điểm của nhà phố là diện tích mặt tiền (chiều ngang) rất nhỏ. Khi cần có thêm không gian để xe cho các thành viên thì tầng hầm là giải pháp. Đặc biệt phù hợp với những gia đình có nhu cầu để xe cao. Xây tầng hầm để xe là rất thuận tiện.
Tầng hầm hay tầng bán hầm giúp gia chủ có thêm một không gian tiện ích. Hơn thế nữa, để xe ở bên dưới không gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cảnh quan của ngôi nhà.
– Phòng kho chứa thiết bị
Ngoài để xe, tầng hầm trong các mẫu nhà phố sử dụng như một nhà kho. Ở đây có thể chứa các thiết bị, vật dụng, thiết bị làm mát, làm nóng…Tuy nhiên, nếu xây dựng với mục đích này, các kiến trúc sư cần tính toán hợp lý. Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ thông thoáng để không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt ở phía trên.
– Đẩy các tầng trên lên cao hơn
Tầng hầm cũng một phần nào đó đẩy các tầng ở phía trên lên cao hơn so với mặt đất nếu bạn muốn. Điều này như một biện pháp để giúp ngôi nhà chống ẩm và thông thoáng, dễ lấy ánh sáng hơn.
Lưu ý khi thiết kế tầng hầm là gì?
Khi thiết kế và xây dựng tầng hầm của nhà ở dân dụng cần phải chú ý đến các vấn đề an toàn, khả năng lấy ánh. Độ thoáng và diện tích xây dựng cũng rất quan trọng. Cụ thể như sau:
- Diện tích xây dựng: Kích thước tối thiểu với tầng hầm của nhà dân là 3x5m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ và 3×5,5m đối với xe 4 chỗ thân dài. Đây là kích thước tối thiểu theo quy định. Căn cứ vào diện tích thực tế của ngôi nhà để các kiến trúc sư tính toán sao cho phù hợp và cân đối. Đảm không quá nhỏ gây bí bách. Tầng hầm cũng không nên quá rộng mất đi sự cân bằng.
- Độ dốc: Độ dốc của tầng hầm rất quan trọng. Theo tiêu chuẩn xây dựng, độ dốc của tầng hầm không vượt quá 15-20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông. Với các loại xe ô tô có gầm thấp cũng cần phải chú ý điều này để xây dựng cho phù hợp. Nên có rãnh ngắt nước để nước không chạy vào trong hầm.
- Ánh sáng và độ thông thoáng: Cách lấy ánh sáng cho tầng hầm cũng rất quan trọng. Nên bố trí cửa thông gió tự nhiên để không bị bí bách và ngạt khí. Khí từ phương tiện thải ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người ở. Trong khi đó, việc thiếu ánh sáng dễ gây hiện tượng ẩm mốc, ướt át, bốc mùi khó chịu.
- Không để vật dễ gây cháy nổ ở tầng hầm: Tầng hầm thường là nơi dễ gây cháy nổ nhất nên tuyệt đối không để các vật dễ gây cháy nổ ở đây. Đặc biệt khi tầng hầm lại là nơi để xe. Bên trong tầng hầm nên bố trí bình chữa cháy hoặc hệ thống báo cháy, chữa cháy.
- Thiết kế chống ngập nước trong tầng hầm là điều bắt buộc. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài. Để tránh thấm từ ngoài vào, đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất).
Công ty cổ phẩn Xây dựng và Thương mại Kiến Tạo Việt
Địa chỉ: Liền kề 11, Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia, Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh 1: Số 39 Mạc Đĩnh Chi, Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng- 0903221369
Chi nhánh 2: Số 32 Đường số 8, Bình An, Quận 2, Hồ Chí Minh- 0967221369
Thực hiện: Nguyễn Thảo
Nguồn ảnh: Sưu tầm