Con sơn, con bọ trang trí là gì? Chất liệu làm con sơn, con bọ
Con sơn được biết đến là vật dụng chịu lực cho mái nhà hay mái cửa sổ. Bên cạnh đó còn có tác dụng trang trí; Giúp cho biệt thự, nhà phố trở nên đẹp mắt hơn. Việc sử dụng con sơn để trang trí cũng được coi là một trong những nét đẹp văn hóa thường thấy của kiến trúc Á Đông.
Con bọ được dùng để trang trí nội ngoại thất, mang tới vẻ sang trọng tinh tế cho công trình xây dựng. Hiện nay con bọ thường được làm từ xi măng và thạch cao là phổ biến.
Chất liệu làm con sơn?
Con sơn được làm từ nhiều loại vật liệu, với mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là bê tông và gỗ.
1. Con sơn bê tông
Loại này có ưu điểm là giá rẻ, dễ thiết kế với đa dạng về kiểu dáng. Có độ bền và sự rắn chắc, phù hợp với mọi kiến trúc cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại. Sử dụng con sơn bê tông để đỡ mái ngói hay kè mái ngói là sự lựa chọn lí tưởng cho ngôi nhà bạn.
2. Con sơn gỗ
Con sơn gỗ nằm ngoài trời, chịu nắng mưa quanh năm lại khó thay thế, sửa chữa; Do đó cần phải lựa chọn loại gỗ tốt như: gỗ lim, gỗ sao xanh hoặc gỗ căm xe.
3. Con sơn PU
Con sơn PU được đánh giá cao là một trong số sản phẩm cao cấp, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến và kiểm định chặt chẽ. Con sơn PU phù hợp với mọi phong cách nhà đẹp. Đặc biệt chất liệu PU sẽ giúp con sơn có độ giãn nở tốt khi ở nhiệt độ cao, không bị nứt vỡ.
Phân loại con bọ trang trí?
1. Con bọ trang trí bằng xi măng
Có giá thành rẻ, được tạo hình bằng hỗn hợp xi măng qua bàn tay khéo léo tài hoa của nghệ nhân. Nhược điểm là trọng lượng nặng, dễ bị thấm nước, ẩm mốc, đứt gãy trong quá trình thi công xây dựng và phai màu trong quá trình sử dụng. Đầu cột xi măng cũng rất ít mẫu mã và thường không có độ sắc nét nhất định.
2. Con bọ thạch cao
Được tạo hình bằng hỗn hợp thạch cao. Ưu điểm là trọng lượng nhẹ và giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều. Nhược điểm là dễ bị thấm nước gây ẩm mốc, dễ bị vỡ, đứt gãy, bong tróc trong quá trình lắp dựng và sử dụng. Thời gian sử dụng của đầu cột thạch cao ngắn, khoảng 3-5 năm là phải thay mới và tốn các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, làm mới công trình.