Móng băng là gì? Ưu và nhược điểm của móng băng

Móng băng là một trong những loại móng nhà phổ biến và thường được sử dụng trong quá trình thi công xây dựng nhà ở như: nhà cấp 4, biệt thự, nhà phố. Để hiểu hết về những thông tin liên quan về loại móng này thì hãy cùng Kiến Tạo Việt tìm hiểu và phân tích chi tiết qua bài viết này nhé!

Khái niệm móng băng là gì?

Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Đây là cách được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.

ban ve mat bang mong bang
Bản vẽ mặt bằng móng băng

Tùy thuộc vào diện tích công trình cũng như điều kiện địa hình; độ cứng, độ lún của nền đất mà người ta quyết định sử dụng loại móng băng phù hợp. Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo độ an toàn cho công trình.

Làm móng băng được xếp vào loại móng nông. Đây là những móng xây trên các hố đào trần, sau đó lấp đất lại. Chiều sâu chôn móng thường ở khoảng dưới 2m đến 2,5m.

Phân loại móng băng

Để trả lời cho câu hỏi móng băng có mấy loại thì sẽ phải dựa trên một số tiêu chí để phân loại chính xác hơn. Cụ thể:

– Xét về vật liệu kết cấu thì có 2 loại:

+ Móng băng gạch

+ Móng băng bê tông cốt thép

hinh anh mong bang
Hình ảnh Móng băng gạch và móng băng BTCT

– Xét về tính chất, độ cứng thì móng băng có 3 loại là:

+ Móng cứng

+ Móng mềm

+ Móng hỗn hợp hoặc móng kết hợp

– Xét trên tiêu chí phương vị thì chia thành 2 loại:

+ Móng 1 phương: móng được dùng theo 1 chiều duy nhất là chiều ngang hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Các đường móng song song với nhau và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.

+ Móng 2 phương: Các đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc và giao nhau như hình ô bàn cờ.

Kết cấu móng băng cơ bản

Như đã nói ở trên, kết cấu móng băng dựa trên vật liệu có thể được làm bằng gạch hoặc bê tông cốt thép. Tuy nhiên kết cấu gạch ngày nay ít phổ biến và chỉ được dùng cho những công trình nhỏ ở điều kiện nền đất tốt. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu về kết cấu móng băng cơ bản bằng bê tông cốt thép.

ket cau mong bang
Kết cấu móng băng cơ bản

Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.

Lớp bê tông lót dày 100mm.

Kích thước bản móng phổ thông: (900 – 1200)x350 (mm).

Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500 – 800) (mm).

Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18 – 22), thép đai Φ8a150.

* Lưu ý: Đây là các thông số cơ bản và phổ biến nhất. Tùy thuộc vào từng công trình mà thông số chi tiết móng băng có thể thay đổi để đảm bảo kết cấu và độ ổn định lâu bền cho công trình.

Ưu, nhược điểm khi thi công móng băng

Ưu điểm của móng băng

– Hỗ trợ cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế được hiện tượng lún lệch giữa các cột.

– Giảm áp lực tại vị trí đáy móng hiệu quả.

– Truyền tải trọng của công trình xuống nền đất được đều và ổn định hơn.

– Có thể áp dụng tại một số nơi có địa chất xấu, tính ổn định kém.

– Biện pháp thi công khá đơn giản, tiết kiệm chi phí.

hinh anh mong bang
Ưu, nhược điểm của móng băng

Nhược điểm của móng băng

– Không áp dụng được cho những khu vực có nhiều bùn, nền đất quá yếu.

– Do thuộc hệ móng nông, nhỏ nên tính ổn định, chống lật và chống trượt của móng băng chỉ ở mức tương đối. Tính ổn định kém hơn khi momen lực ngang cao.

– Với nền đất có mạch nước ngầm nằm sâu bên dưới thì kỹ thuật thi công đòi hỏi sự phức tạp cao hơn.

So sánh móng băng và móng bè

so sanh mong bang va mong be
So sáng móng băng và móng bè

Về hình dáng và thiết kế thì móng băng và móng bè có nhiều điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên, ngoài việc khác nhau về cấu tạo thì bạn cũng cần quan tâm đến một số điểm sau:

– Móng bè chỉ thích hợp với các công trình có lớp địa chất tốt, ổn định.

– Công trình xây dựng móng bè nên ở khu vực có mật độ xây dựng thấp

– Móng bè phù hợp hơn với những công trình chịu tải trọng nhỏ, chiều cao thấp

– Thời gian thi công móng bè cũng nhanh, tiết kiệm được nhiều công sức và tiền bạc.

mau nha pho hien dai kien tao viet

Lưu ý thiết kế móng băng

Trước khi tiến hành thi công thì công tác thiết kế cũng rất quan trọng. Sau khi xác định được ngôi nhà, công trình phù hợp để làm móng băng, bạn cần tính toán lựa chọn thiết kế loại móng băng nào cho phù hợp. Nên sử dụng: móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.

– Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì dùng móng băng mềm. Tác dụng là để giảm được chiều sâu khi đặt móng. Việc này giúp tiết kiệm chi phí khi thi công.

– Trường hợp 2: Chiều sâu đặt móng nông: Dùng móng bê tông cốt thép

– Trường hợp 3: Khi móng cần có cường độ cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép. Đế móng là bê tông cốt thép thì hầu hết nhà đều làm bằng khung, cột bê tông cốt thép.

hinh anh mong bang
Cần chú ý, lựa chọn loại móng băng cho phù hợp với công trình

– Đối với nhà có tầng hầm, móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (gọi là tầng bán hầm). Khi này, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng > 0,4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.

– Khi các hàng cột hoặc tường theo cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Đáy móng thường được đặt ở cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Quy trình thi công tiêu chuẩn

Để đạt được độ chính xác, ổn định cho kết cấu thì quá trình thi công móng băng sẽ bao gồm các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu

Đây là công tác đầu tiên cần chuẩn bị cho mọi công trình. Việc giải phóng mặt bằng được gọn gàng sẽ cho bạn biết được vị trí cần đóng cọc và vị trí cần tạo móng băng.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị sẽ bao gồm: xi măng, thép, cát, đá … số lượng mỗi loại chuẩn bị sẽ được tính toán theo thiết kế móng băng và khối lượng vật tư thi công của công trình.

chuan bi mat bang thi cong
Cần giải phòng mặt bằng trước khi thi công

Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố

Trước khi tiến hành đào móng cần cắm mốc và dùng các thiết bị kĩ thuật để giác móng một cách chuẩn xác nhất. Tùy từng công trình có độ lớn hay nhỏ mà cần chỉ đạo đào hố móng với độ sâu thích hợp. Chú ý không nên đào quá sâu hoặc quá nông. Ngoài ra phải đảm bảo kích thước móng đạt tiêu chuẩn, phù hợp với chiều rộng 1,5m.

Tiếp đến là công tác làm phẳng mặt hố. Đây là công đoạn chỉnh sửa lại hố móng gọn gàng và bằng phẳng hơn. Điều này giúp cho các bước tiếp theo có thể thực hiện một cách thuận tiện và nhanh chóng.

dao ho thi cong mong bang
Tiếp đến, cần đào hố móng theo bản vẽ

Bước 3: Bố trí thép

Đây là công đoạn quan trọng, cách bố trí thép móng băng cần tuyệt đối tuân thủ theo bản vẽ thiết kế đã được tính toán từ trước. Ngoài ra cần chú đến một số điều sau:

– Kiểm tra kĩ thép đúng chủng loại, chất lượng và phải có độ dẻo dai, dễ uốn nắn.

– Bề mặt các thanh thép phải sạch, không gỉ. Trước khi lắp dựng, vị trí cốt thép nào bị gỉ hoặc bám bẩn cần được vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình thi công cần tránh để bám dính bùn đất.

– Bố trí thép đúng vị trí, đủ số lượng và đúng quy cách theo thiết kế của từng khung kết cấu.

bo tri thep mong bang
Công nhân đang thi công buộc thép

Bước 4: Ghép cốt pha móng

Đây công đoạn quan trọng và không thể thiếu trước khi tiến hành đổ bê tông móng. Ở bước này, các công nhân thi công cần ưu tiên sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong quá trình lắp dựng cốt pha.

Ngoài ra cần phải lựa chọn các loại cốt pha còn nguyên vẹn, công vị cong vênh, mục nát. Các thanh gỗ chống cũng cần phải được cố định chắc chắn để tránh tình trạng khung cốt pha bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông.

ghep cot pha mong bang
Quá trình ghép cốt pha móng

Các tấm cốt pha được ghép kín chặt vào nhau và có thể dùng đinh hoặc ốc vít để tránh bị bung trong khi đang đổ bê tông. Các thanh chống lên thành cũng phải được kê trên tấm gỗ dày ít nhất 4cm để nhằm giảm tác động xô ngang.

Đối với tim móng và cột móng cần phải luôn cố định ở một vị trí. Khi đã định vị đúng cao độ thì tiến hành bước tiếp theo.

Quá trình ghép cốp pha
Quá trình ghép cốp pha

Bước 5: Đổ bê tông

Đây là công đoạn cuối cùng trong các bước thi công móng băng. Nó quyết định đến hiệu quả của thi công công trình sau này. Bê tông phải đạt đúng tiêu chuẩn, không có lẫn các tạp chất, được nhào trộn theo đúng tỉ lệ, quy cách.

Trong quá trình thi công cần chú ý không đứng lên thành cốt pha, nếu cần thiết có thì hãy bắc sằn gỗ để công nhân đứng lên cho an toàn. Đồng thời tránh làm sai lệch các kết cấu đã lắp đặt từ trước. Nguyên tắc đổ móng là đổ bê tông từ xa đến gần.

Đổ bê tông
Đổ bê tông

Bản vẽ mặt bằng móng băng tham khảo

Xây nhà móng băng là thông tin được nhiều gia chủ tìm kiếm. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số lưu ý và bản vẽ mặt bằng móng băng để quý khách hàng tham khảo.

Mặt bằng móng băng nhà cấp 4, nhà 1 tầng

Nhà 1 tầng – nhà cấp 4 đòi hỏi thiết kế kết cấu móng không quá cầu kì. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố tiên quyết là chất lượng và độ an toàn cho công trình. Dựa vào địa hình và kết cấu nền đất mà quyết định sử dụng loại móng gì và độ chôn sâu móng là bao nhiêu.

Địa hình bằng phẳng không quá phức tạp thì nên chọn loại móng nông. Với địa hình ven biển, vùng trũng thấp thì chọn móng sâu.

Nếu nền đất yếu có thể dùng nhiều phương pháp để cải tạo. Nếu thay nền đất thì chi phí cao và tốn kém, mất nhiều công sức và thời gian. Phương pháp khác là sử dụng hình thức cơ học như nén đất, nén nền hoặc dùng cọc không thấm cộng thêm sự hỗ trợ của một số loại máy chuyên dùng.

mat bang mong bang nha cap 4 mot tang
Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng nhà cấp 4
mat bang mong bang nha cap 4 mot tang
Bản vẽ mặt cắt kết cấu móng nhà cấp 4

Mặt bằng móng băng nhà 2 tầng

Nhà 2 tầng sử dụng kết cấu móng băng khá phổ biến. Trong quá trình thiết kế và xây dựng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

– Khảo sát địa chất kĩ càng. Đây là công tác quan trọng không thể bỏ qua để tính toán tải trọng công trình trên nền đất thực tế.

– Lựa chọn phương án kết cấu móng nếu điều kiện cho phép. Thông thường nền đất ko quá cứng hoặc quá mềm thì lựa chọn thiết kế móng băng là hoàn toàn hợp lý.

– Ngoài ra đừng quên lựa chọn những vật tư thi công tốt để đạt độ an toàn và tuổi thọ cho công trình.

Bản vẽ mặt bằng kết cấu
Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng nhà 2 tầng
Bản vẽ mặt cắt kết cấu
Bản vẽ mặt cắt kết cấu móng nhà 2 tầng

Mặt bằng móng băng nhà 3 tầng

Về độ cao và phức tạp thì chắc chắn những căn nhà 3 tầng sẽ khác so với những ngôi nhà 2 tầng hay 1 tầng. Vì thế thiết kế cần phải đạt độ chính xác, tỉ mỉ một cách hoàn hảo. Chỉ có như vậy mới tạo ra sự kiên cố và chắc chắn cho ngôi nhà.

Cấu tạo móng băng nhà 3 tầng gồm: lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết thành khối kiên cố. Lớp bê tông lót cần đạt độ dày tối thiểu là 100mm. Càng dày thì càng có lợi cho công trình.

mat bang mong bang nha 3 tang
Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng nhà 3 tầng
Mặt bằng kết cấu nhà 3 tầng
Bản vẽ mặt cắt kết cấu móng nhà 3 tầng

Mặt bằng móng băng nhà phố

Nhà phố là công trình xây dựng tại các đô thị, thành phố. Đất xây dựng nhà phố thường là dạng phân lô theo hình chữ nhật. Vì thế chiều dài của móng băng lớn hơn nhiều so với chiều rộng.

Vị trí móng thường được đặt ở dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột. Chú ý nên chọn chiều cao dầm móng bằng khoảng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Mặng bằng kết cấu
Bản vẽ mặt bằng móng nhà phố

Kiến Tạo Việt – Đơn vị thiết kế nhà đẹp uy tín tại Hà Nội

Muốn có một thiết kế nhà đẹp, hoàn hảo, thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của bạn cũng như những mong muốn của bạn. Đơn vị thi công sẽ khảo sát và đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất cho bạn. Hơn nữa hồ sơ thiết kế luôn được đảm bảo những yêu cầu của kiến trúc xây dựng.

Tại Kiến Tạo Việt, chúng tôi tự tin:

– Là đơn vị thiết kế hàng đầu trên toàn quốc

– Đội ngũ KTS đều được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng

– Luôn giúp các Quý khách hàng tối ưu chi phí trong quá trình thi công

– Đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng những gì đã cam kết

– Chúng tôi luôn bắt kịp xu hướng để giúp tổ ấm của bạn luôn được hoàn hảo nhất

– Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các quý khách hàng 24/7

Việc thi công móng nhà là rất quan trọng. Những thông tin chúng tôi đã giới thiệu là những kiến thức cơ bản nhất về móng băng. Để có thiết kế chính xác và phù hợp nhất, bạn nên tham khảo, nghe tư vấn từ những kiến trúc sư hoặc những người có chuyên môn về thiết kế và xây dựng. Hãy liên hệ với Kiến Tạo Việt theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé!

KTS chủ trì: Nguyễn Quốc Tuấn

Facebook : #Congtykientaoviet – Email : kientaoviet.jsc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT

Địa chỉ: Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME, Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội 

Liên hệ ngay hotline ☎ : 0903221369 / 0981221369

nhung mau biet thu dep 2 mat tien
Mẫu thiết kế biệt thự gỗ tự nhiên 1
Biệt thự 3 tầng mái lợp ngói truyền thống 3
Biệt thự 2 tầng 3 phòng ngủ tại Nam Định - Phối cảnh 1
biệt thự 1 tầng đẹp nhà vườn
Thiết kế mẫu nhà cấp 4 hiện đại 8x15m với 3 phòng ngủ - 1
Thiết kế biệt thự tại Hoàn Kiếm - Phối cảnh 3
mat tien nha ong 2 tang
Thiết kế biệt thự 2 mặt tiền -tổng quan phối cảnh
Thiết kế mặt tiền nhà ống hợp phong thuỷ
phong cách nhà indochine
nhà phố phong cách địa trung hải
biệt thự mini 2 tầng mái thái
Nhà ống độc đáo với vườn rau trên sân thượng
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà