Cấu tạo móng đơn, móng băng, móng cọc, móng bè

Cấu tạo móng đơn, móng băng, móng cọc, móng bè ra sao? Có lẽ đây là một câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm. Bởi việc xây nhà không phải là một chuyện nhỏ, nó ảnh hưởng rất lớn đến gia đình. Để bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của các loại móng này. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Kiến Tạo Việt!

Các khái niệm nền, móng

Nền công trình: Là chiều dày lớp đất,  đá nằm dưới đáy móng, có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó vào bên trong nền.

Móng công trình: Là một bộ phận kết cấu bên dưới của công trình, nó liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường… Móng có nhiệm vụ tiếp  thu  tải trọng từ  công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền công trình

Hình 1: Nền và móng
Hình 1: Nền và móng

Phân loại móng

Có nhiều cách phân loại móng. Bài viết này chỉ đề cập đến phân loại theo chiều sâu chôn móng

Móng nông

Là móng khi chịu tải trọng nếu không tính đến ma sát hông của của đất ở xung quanh với móng thì đó là móng nông; Một số loại móng nông thường gặp: Móng băng; Móng đơn; Móng bè …

Hình 2: Móng băng giao thoa
Hình 3: Móng đơn

Móng sâu

Là móng thường dùng cho các công trình có tải trọng lớn; Các loại móng sâu thường gặp: Móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, cọc barét, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép…

Hình 4: Móng cọc ép
Hình 5: Đài cọc sau khi đổ bê tông

Cấu tạo móng

Cấu tạo móng đơn

Là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu

Cấu tạo của dầm móng đơn
Hình 6: Cấu tạo của dầm móng đơn
Hình 7: Mặt bằng, mặt cắt điển hình móng đơn
Hình 8: Thực tế bố trí thép móng đơn lệch tâm lớn

Cấu tạo móng băng

Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều  rộng. Thường dùng  dưới tường nhà, dưới tường chắn, dưới dãy cột.  Khi dùng móng băng dưới dãy cột  theo hai hướng gọi là móng băng giao thoa.Đặc điểm của móng băng là làm giảm sự lún không đều, tăng độ cứng cho công trình. Móng băng được xây bằng đá, gạch, bê tông hay BTCT

Hình 9: Móng băng dưới cột, móng băng giao thoa
Hình 10: Thực tế bố trí thép móng băng giao thoa

Móng bè

Móng bè được sử dụng cho các công trình xây dựng trên lớp địa chất có khả năng chịu tải tương đối tốt hoặc có tải trọng lớn. Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm, ta có thể dùng móng bè.

Hình 11: a, Móng bè bản phẳng; b, Móng bè bản phẳng có gia cường mũ; c,Móng bè bản sườn dưới; d, Móng bè bản sườn trên
Hình 12: Thực tế thi công thép móng bè

Móng cọc

Móng cọc thuộc loại móng sâu, là loại móng khi tính sức chịu tải theo đất nền có kể đến thành phần ma sát xung quanh móng với đất và có chiều sâu chôn móng khá lớn so với bề rộng móng.

Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc.

Cọc: là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình  xuống các  tầng đất đá sâu hơn và đảm bảo cho công trình được ổn định.

Đài cọc: là kết cấu dùng để liên kết các cột lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.

Hình 13: a, Móng cọc đài thấp; b, Móng cọc đài cao

Cấu tạo đài cọc

Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cột lại với nhau. Thường chế tạo bằng BTCT đổ tại chỗ có mác bê tông >= 200; Khoảng cách giữa các cọc trong đài >= 3d

Hình 14: Thực tế thép lớp dưới đài cọc
Hình 15: Thực tế thép cấu tạo lớp trên đài cọc
Hình 16: Thi công thép đài cọc

Cấu tạo cọc

Cọc BTCT chế tạo sẵn được bố trí từ 4 đến 8 thanh thép chịu lực, trong phạm vi 1m tính từ đầu cọc và 0,5m tính từ mũi cọc thì tăng cường thêm cốt đai (khoảng cách  cốt đai a= 5cm)

Hình 17: Cấu tạo hộp thép đầu cọc và mối nối cọc

Kiến Tạo Việt – Đơn vị thiết kế nhà đẹp uy tín tại Hà Nội

Muốn có một thiết kế nhà đẹp, hoàn hảo, thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của bạn cũng như những mong muốn của bạn. Đơn vị thi công sẽ khảo sát và đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất cho bạn. Hơn nữa hồ sơ thiết kế luôn được đảm bảo những yêu cầu của kiến trúc xây dựng.

Tại Kiến Tạo Việt, chúng tôi tự tin:

– Là đơn vị thiết kế hàng đầu trên toàn quốc

– Đội ngũ KTS đều được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng

– Luôn giúp các Quý khách hàng tối ưu chi phí trong quá trình thi công

– Đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng những gì đã cam kết

– Chúng tôi luôn bắt kịp xu hướng để giúp tổ ấm của bạn luôn được hoàn hảo nhất

– Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các quý khách hàng 24/7

Qua bài viết vừa rồi của Kiến Tạo Việt chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo móng rồi đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho quá trình xây nhà của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay trong hôm nay để được tư vấn miễn phí nhé!

KTS chủ trì: Nguyễn Quốc Tuấn

Facebook : #Congtykientaoviet – Email : kientaoviet.jsc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT

Địa chỉ: Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME, Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội 

Liên hệ ngay hotline ☎ : 0903221369 / 0981221369

Mẫu nhà ống 50m2 mái bằng mang lại vẻ đẹp tinh tế, hiện đại
Mẫu nhà ống đẹp 3 tầng 4x17m hiện đại
Mẫu biệt thự 2 tầng 4 phòng ngủ tại Hòa Bình - 2
Biệt thự vườn kiểu Pháp
thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng
Biệt thự không nguy nga nhưng vẫn choáng ngợp
Mẫu biệt thự phố 2 tầng tại quận 9 - PC1
PC3 - Biệt thự đẹp 2 tầng mái thái 6.5x16m tại Xuân Mai
Biệt thự 2 tầng 1 tum 7x12m ở Bình Thạnh - PC2
mẫu biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ
Mẫu nhà phố 5m tân cổ điển 4 tầng ở Hà Nam - Mẫu 20
Biệt thự 2 tầng mái ngói tại Nghệ An - Phối cảnh 2
thiet-ke-nha-co-nhieu-cay-xanh
Mẫu thiết kế biệt thự gỗ tự nhiên 1
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà