Render là gì? 15+ Phần mềm renderning ảnh & video tốt nhất 2024
Render là một trong những thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người chuyên thiết kế đồ họa hoặc làm các công việc liên quan đến đồ họa máy tính. Renderning ảnh & video là cách để các người thiết kế (designer) đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Nếu chưa biết về “Render là gì” thì chắc chắn bài viết này là dành cho bạn.
Ngoài giải thích những thuật ngữ liên quan, chúng tôi còn giới thiệu một số phần mềm render tốt nhất và được sử dụng phổ biến. Đồng thời sẽ còn phân tích một số cấu tình máy tính để phục vụ và tối ưu hóa render. Mời các bạn cùng đón đọc
Render là gì? Renderning là gì?
Render (hay renderning) dịch ra tiếng Việt là kết xuất đồ họa (gọi tắt là kết xuất). Đây là một thuật ngữ trong đồ họa máy tính để chỉ quá trình kiến tạo một mô hình (hoặc một tập hợp các mô hình) thành một hình ảnh hoặc một đoạn video nào đó. Mô hình chính là mô tả của các đối tượng ba chiều được tạo ra bởi phần mềm máy tính dựa vào cấu trúc dữ liệu. Mô tả sẽ bao gồm các thông tin về điểm nhìn, hình học, chất liệu và bố trí ánh sáng của đối tượng.
Renderning (kết xuất) được sử dụng phổ biến trong thiết kế kiến trúc (đặc biệt là phối cảnh thiết kế biệt thự), trò chơi video điện tử, trong điện ảnh, trong các chương trình mô phỏng hoặc trong một số hiệu ứng đặc biệt trên TV và trong hình tượng hóa thiết kế… Mỗi phương diện sẽ áp dụng một cách cân bằng giữa các đặc trưng và kỹ thuật khác nhau.
Kết xuất đồ họa là cả một tiến trình và đòi hỏi một khối lượng tính toán lớn. Để có sản phẩm có chất lượng đồ họa đẹp, quá trình render diễn ra nhanh và mượt thì cần phải có những bộ máy tính có cấu hình mạnh mẽ.
Render video là gì?
Render video là một quá trình tính toán các hiệu hứng trong một tập tin để biên tập tạo ra kết quả video cuối cùng. Các tập tin (file) thường chứa một khối lượng hình ảnh liên tiếp nhau và được xuất ra bởi công cụ hỗ trợ.
Render farm là gì?
Render Farm là một khái niệm để chỉ cụm máy tính phân tán và song song. Hệ thống này bao gồm CPU có kết nối internet và hệ điều hành giúp tăng cường khả năng xử lý, tính toán cho những công việc mà một chiếc máy tính thông thường không thể đảm nhận được.
Hệ thống máy tính trong Render Farm được kết nối với nhau bằng giao thức truyền thông. Giao thức này có thể di chuyển khối lượng công việc từ một máy tính quá tải sang các máy tính khác trong hệ thống. Tính năng này được gọi là “cân bằng tải”. Mục tiêu là tạo ra mạng lưới tính toán và xử lý nhằm đạt được năng suất render mong muốn. Khi đó, hệ thống có thể tận dụng và phân phối các nguồn tài nguyên nhàn rỗi để bù đắp vào những chỗ bị thiếu hụt.
Top 15+ phần mềm renderning tốt nhất
Thấy được tầm quan trọng của việc render nên có không ít các phần mền chuyên dụng đã ra đời, Điều này giúp hỗ trợ các designer một cách chuyên nghiệp và tiện lợi hơn. Mỗi phần mềm có những ưu điểm riêng, bạn có thể sử dụng và khai thác để đem lại hiệu suất công việc hiệu quả nhất.
Và sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phần mềm render phổ biến được nhiều người sử dụng nhất.
Phần mềm Render hình ảnh
– Render V-Ray: là phần mềm nổi tiếng nhất và có sự tùy biến thích hợp cho rất nhiều phần mềm 3D như: 3ds Max, Google Sketch-up, Autodesk Revit… V-Ray có tốc độ renderning cực nhanh và phù hợp với hầu hết nhu cầu cong việc của ngành kiến trúc, nội thất và phim ảnh.
– Corona Render: là phần mềm được đánh giá ngang tầm với V-Ray. Tuy ra đời sau nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ vào độ chính xác cao, tốc độ xử lý render thực tế mạnh mẽ đáng kinh ngạc. Và đặc biệt, phần mềm Corona này cũng rất dễ dàng sử dụng.
– Mentel Ray: cũng thuộc top các phần mềm renderning tốt nhất. Nó là một ứng dụng kết xuất đồ họa với chất lượng tốt, độ chân thật cao. Mental Ray được dùng cho các sản phẩm chuyên nghiệp và được Nivida phát triển từ năm 2007. Nó đặc biệt hữu ích với các kiến trúc sư bởi tính linh hoạt và dễ sử dụng.
– Maxwell Render: là một phần mềm hỗ trợ tạo ra hình ảnh từ dữ liệu mô phỏng 3D trên máy tính. Được ra mắt từ năm 2004 sau 2 năm phát triển nội bộ nhưng theo phản ánh của người dùng thì tốc độ xử lý của nó khá chậm. Tuy nhiên đây không phải là sự lựa chọn tồi nếu bạn đang tìm kiếm các công cụ hỗ trợ render kiến trúc hay render nội thất.
– Octance Render: là một phần mềm chưa được phổ biến và ít người biết đến. Nhưng nó sở hữu rất nhiều thứ để cung cấp cho các designer. Octance Render hỗ trợ đắc lực trong quá trình renderning. Nó có thể đẩy tốc độ kết xuất nhanh hơn 50 lần dựa trên nguyên tắc render không thiên vị.
– Một số phần mềm render ảnh cũng rất hữu ích khác mà bạn có thể tham khảo và sử dụng như: Podium Render, Atlatis Studio, Twilight Render, Indigo Render, Fry Render…
Phần mềm Render video
– Adobe Premiere và Adobe After Effect: đây là 2 phần mềm mạnh mẽ trong hệ sinh thái của Adobe. Premiere chuyên sử dụng để cắt ghép tạo ra những video lớn thành phẩm. Còn After Effect thì sẽ dùng để tạo những đoạn video ngắn có các hiệu ứng phức tạp. Đây là 2 phần mềm dựng phim, video chuyên nghiệp và phổ biến nhất tuy nhiên phí bản quyền hàng năm sử dụng cũng khá lớn.
– Davinci Resolve: có điểm mạnh là khả năng cân chỉnh màu ấn tượng và chỉ mất 300$ cho phiên bản Studio dùng đầy đủ tính năng.
– Sony Vegas: là phần mềm miễn phí sở hữu tương đối nhiều tính năng và dễ sử dụng. Đây sẽ là sự thay thế hoàn hảo khi bạn muốn sử dụng để chỉnh sửa video cơ bản mà không thể bỏ tiền ra mua bản quyền của Davinci Resolve hay Adobe.
– Camtasia Studio: có tính năng còn khá sơ sài và không phải là phần mềm mạnh cho chỉnh sửa video chuyên nghiệp. Nhưng nó cài đặt dễ dàng và cũng hỗ trợ quay lại video màn hình khá tốt.
– Gilisoft Video Converter: tính năng vô địch về tốc độ render nhưng cũng ko có nhiều chức năng để edit.
– Proshow Producer: có nhiều hiệu ứng chuyển cảnh đẹp, chủ yếu dụng tạo video từ các slide ảnh, khá ít chức năng tùy biến video. Phần mềm này quá trình làm việc và render diễn ra chậm.
– Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tính năng tương tự tại một số phần mềm khác như: Corel Video Studio, Movie Marker, Vidsual Studio X7 …
Render nên dùng CPU hay GPU
Quá trình render luôn tiêu tốn một lượng tài nguyên đáng kể. Vấn đề máy tính sử dụng loại card đồ họa nào cho renderning sẽ còn phù thuộc vào nhiều yếu tố.
– CPU: là bộ vi xử lý trung tâm, mọi việc trên hệ thống máy tính đều có sự góp mặt của nó. Nếu chọn render bằng CPU thì bạn phải có những bộ CPU mạnh có nhiều lõi hoặc nhiều bộ CPU. Những công việc chủ yếu với phim ảnh, cắt ghép phim nguồn dữ liệu lớn sẽ sử dụng tài nguyên của CPU. Lúc này máy tính sẽ hoạt động chậm hẳn khi thực hiện render bởi CPU hoạt động gần như tối đa công suất trong toàn bộ tiến trình.
– GPU: là bộ xử lý chuyên dụng cho đồ họa. Khi chọn render bằng GPU thì quá trình sẽ diễn ra nhanh hơn, chi phí thấp hơn và việc thay đổi phần cứng máy tính cũng dễ dàng hơn. Đối với mảng đồ họa chuyên về dựng hình 3D thì sẽ sử dụng tài nguyên từ GPU. Các sản phẩm thiên về tạo hiệu ứng và sử dụng công cụ sáng tạo nội dung (design creative) thì nên tập trung vào GPU để render nhanh và hiệu quả hơn.
Cấu hình máy tính render tốt
Sau khi đã hiểu về “render là gì” và các phần mềm có thể render thì chắc chắn điều bạn cần chắc chắn là một chiếc máy tính. Vậy yêu cầu về cấu hình máy tính render như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Yêu cầu về lựa chọn cấu hình
Một số yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cấu hình máy tính để render gồm:
– CPU : phải có xung nhịp cao, càng cao càng tốt. Số nhân hợp lý đủ là khoảng 6-8 nhân. Dòng Intel Core i là sự lựa chọn hợp lý.
– RAM : nên chọn ở mức từ 16G trở lên mới đáp ứng được các yêu cầu về Render và làm hậu kì (tối ưu nhất là mức 32G). Bus Ram càng cao càng tốt, khuyến cáo sử dụng nên từ 3000 trở lên.
– VGA: nên sử dụng VGA của Nvidia để có thể hỗ trợ tốt với các phần mềm render chuyên nghiệp. Khuyến khích sử dụng Nvidia GTX 1650 4G trở lên.
– SSD: Để tối ưu thì bạn chỉ cần 1 chiếc SSD 256GB – 512GGB cài đặt hệ điều hành và các phần mềm.
– Các linh kiện khác có thể xây dựng và hoàn thiện khá là đơn giản.
Gợi ý cấu hình máy tính tham khảo
Sau đây chúng tôi giới thiệu đến bạn 2 cấu hình máy tính render thuộc 2 phân khúc khác nhau có thể phục vụ tốt các yêu cầu về xử lý hình ảnh và video.
1. Cấu hình máy phân khúc trung cấp
Chi tiết linh kiện:
– Bộ vi xử lý : Intel Core i5-10400
– Mainboard : Gigabyte B460M Aorus Pro
– Ram : AVEXIR 2C2A – Core 2 RGB16GB (2x8GB) DDR4 3000Mhz
– VGA : Gigabyte GTX 1650 OC-4G
– Ổ cứng : SSD WD SN550 Blue 500GB M.2 NVMe 3×4
– HDD Seagate Barracuda 2TB 3.5 inch
– Giá tham khảo: 18.000.000 đ
2. Cấu hình máy phân khúc cao cấp
Chi tiết linh kiện:
– Bộ vi xử lý : Intel Core i7-10700
– Mainboard : Asus ProArt Z490-Creator 10G
– Ram : Corsair Vengeance Pro RGB32GB (2x16GB) DDR4 3200MHz
– VGA : Asus ROG Strix RTX 2070 Super-A8GGaming
– Ổ cứng : SSD Samsung 970 EVO Plus 500GB M.2 NVMe 3×4
– HDD WD Black 4TB 3.5 inch
– Giá tham khảo: 55.500.000 đ
Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những khái niệm như “Render là gì?” cũng như biết về những phần phầm rendering phổ biến nhất và cấu hình máy tính render phù hợp. Chúc các bạn thành công!