Kiến trúc xanh là gì? Tiêu chí đánh giá công trình

Ngày nay, việc đưa các yếu tố tự nhiên vào trong đời sống con người ngày càng phổ biến. Vì vậy. xu hướng “kiến trúc xanh” ra đời. Xu hướng này được áp dụng trong các thiết kế kiến trúc nhằm kết nối con người, hướng hoạt động sống và làm việc hàng ngày gần gũi hơn với thiên nhiên. Cùng tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực này thông qua bài viết sau đây.

Khái niệm về kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc bền vững. Tuy nhiên 2 khái niệm này sẽ hoàn toàn khác nhau.

Kiến trúc  xanh là gì?

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì hiện nay chưa có định nghĩa chính xác cho “kiến trúc xanh là gì?”. Tuy nhiên có thể hiểu cơ bản kiến trúc xanh là một xu hướng mới trong thiết kế – thi công các công trình kiến trúc. Mục đích của nó là giảm thiểu tối đa các tác động của công trình đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Yếu tố cấu thành:

KIẾN TRÚC XANH = THIẾT KẾ KIẾN TRÚC + CÔNG TRÌNH XANH

ngoi nha xanh tai Singapore

Kiến trúc xanh tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, người ta dùng thuật ngữ Green Architecture để gọi tên các công trình kiến trúc xanh. Cụm từ này khi tra cứu tài liệu trên google sẽ có kết quả nổi bật được nhiều người đánh giá cao là:

Dịch ra tiếng Việt có nghĩa như sau: “Kiến trúc xanh hay thiết kế xanh là một cách xây dựng nhằm giảm thiểu tác hại của các dự án xây dựng đối với sức khỏe con người và môi trường. Kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế “xanh” sẽ cố gắng bảo vệ không khí, nước và trái đất bằng cách lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và tiến hành xây dựng”.

Xu hướng phát triển kiến trúc xanh

Quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số và phát triển dẫn tới nhu cầu sử dụng năng lượng và xả thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp thì nhiều chiến lược được nghiên cứu và đưa ra nhằm hướng tới việc phát triển bền vững. Trong đó có các xu hướng kiến trúc xanh như:

– Kiến trúc sinh thái (Ecologic Architecture)

– Kiến trúc sinh – khí hậu (Bioclimatic Architecture)

– Kiến trúc hiệu quả năng lượng (Energy -Efficient Building)

– Kiến trúc môi trường (Environmental Architecture)

Mỗi một xu hướng có mục tiêu khác nhau nhưng cũng có những điểm tương đồng và liên kết chặt chẽ. Các xu hướng này ngày càng được áp dụng nhiều hơn và trở nên phổ biến trên khắp thế giới.

khach san Park Royal - Singapore
Khách sạn Park Royal – Singapore

Lợi ích của thiết kế công trình kiến trúc xanh

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu khiến môi trường ngày càng có chất lượng kém hơn. Tác động của con người đã làm thay đổi tự nhiên và nếu không có những giải pháp kịp thời thì hậu quả về sau sẽ càng nghiêm trọng. Thiết kế các công trình kiến trúc xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vũng là điều cần thiết từ bây giờ cho đến về sau. Các thiết kế này có nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể là:

Lợi ích đối với môi trường

Đây là điều được nhắc đến và được nhiều sự quan tâm nhất. Đồng thời cũng là lợi ích lớn nhất đem lại từ kiến trúc xanh. Các thiết kế này sẽ làm đa dạng hơn hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh học trong tự nhiên. Đồng thời, với tác động của yếu tố xanh thì chất lượng không khí cũng sẽ được cải thiện, lượng phát sinh chất thải rắn và sử dụng tài nguyên cũng ít hơn.

vien bao tang Quai Brandly
Viện bảo tàng Quai Brandly – Pháp

Lợi ích kinh tế của kiến trúc xanh

Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học từ  VGBC – Hội đồng công trình xanh thế giới, nếu so sánh 1 công trình thương mại có thiết kế kiến trúc xanh với một công trình thông thường thì các công trình xanh sẽ tối ưu hơn. Bởi:

– Sử dụng ít hơn 26% năng lượng

– Chi phí bảo trì hàng năm giảm hơn 13%

– Lượng khí thải nhà kính sinh ra ít hơn hẳn 33%.

Từ những phân tích này có thể dễ dàng thấy được hiệu quả kinh tế do việc giảm thiểu mọi chi phí trong quá trình sử dụng và vận hành công trình. Đồng thời, giá trị công trình cũng sẽ được tăng lên do đây là một công trình bền vững và khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cũng nhanh hơn so với những công trình không có thiết kế kiến trúc xanh.

Lợi ích xã hội của thiết kế xanh trong kiến trúc

Không chỉ có những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế, công trình thiết kế xanh còn mang lại hiệu quả xã hội lâu dài. Điều này được thể hiện qua:

– Tăng số lượng tiện ích trong không gian đô thị

– Tạo môi trường trong sạch, cộng đồng văn minh, thân thiện

– Giảm sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: phổi, hen, dị ứng…

– Giảm nguy cơ đột quỵ hoặc một số bệnh lý căng thẳng thần kinh.

Tru so Viettel
Trụ sở Viettel tại Hà Nội

Nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh

Dù là bất cứ công trình nào, các nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh phải luôn được đề cập đến trong 4 giai đoạn: Trước khi xây dựng – Thi công xây dựng – Khai thác sử dụng – Tháo dỡ công trình. Để đảm bảo tính hiệu quả, các công trình xanh sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng

Tiến bộ khoa học, cộng nghệ hiện nay đã cho phép con người có nhiều cách hơn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Đi cùng với đó sẽ là việc tối ưu sử dụng năng lượng và hạn chế phát sinh các nguồn thải ô nhiễm hoặc gây hiệu ứng nhà kính. Các năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cũng cần được ưu tiên sử dụng để hướng tới mục tiêu an toàn, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Hòa nhập với môi trường tự nhiên

Có nhiều nguồn năng lượng và môi trường tự nhiên rất khó hoặc không thể bù đắp, tái tạo lại sau khi có sự can thiệp của con người. Vì thế, các công trình xanh cần có phương án triển khai để hòa nhập tốt và ít làm thay đổi môi trường tự nhiên nhất.

kien truc xanh khu nghi duong suoi khoang
Khu nghỉ dưỡng suối khoãng xã Vĩnh Ngọc

Thiết lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái

Mục tiêu xây dựng của mỗi công trình vẫn là đáp ứng tốt nhu cầu của con người. Vì vậy các thiết kế cần đảm bảo yếu tố: tiện nghi, thoải mái và dễ dàng sử dụng. Sự tối ưu công năng có thể sẽ làm giảm thiểu đáng kể một phần chi phí quản lý và vận hành.

Thiết kế phù hợp với lịch sử và văn hóa trong khu vực

Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc là tiêu chí cũng cần được quan tâm sát sao. Cuộc sống hiện đại phát triển nhưng con người cũng cần phải có những điều để gợi nhớ về cội nguồn và phát huy các tinh thần, truyền thống tốt đẹp do cha ông để lại.

Quan cafe xanh Kotum Indochina
Kotum Indochina – Quán cafe xanh tại KonTum

Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình kiến trúc xanh trên thế giới

Ở trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá công trình kiến trúc xanh. Sau đây sẽ là tiêu chuẩn được đưa ra và áp dụng tại một số quốc gia  trên thế giới.

LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi USGBC (United States Green Building Council) – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng.

BREEAM  (Building Research Establishment  Environmental Assessment Method) do tổ chức nghiên cứu xây dựng của Anh đưa ra và chỉ áp dụng tại Anh. Mục đích của tiêu chuẩn là để chỉ đạo xây dựng xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường.

GBC (Green Building Challenge) là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (NRC) soạn thảo với mục đích nhằm đánh giá, bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công xây dựng.

EDGE (Exellence in Design for Greater Efficiencies) với các tiêu chuẩn tập trung đánh giá tính hiệu quả vận hành của công trình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc công trình xanh.

Green Mark BCA của Singapore với các tiêu chí đánh giá dành riêng cho các khu vực khí hậu nhiệt đới.

Ngoài ra còn có các phiên bản tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh khác của Nhật Bản, Malaysia, Úc, Ấn Độ…

Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh tại Việt Nam

Các tiêu chí đánh giá đã được nêu ra trong “Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam” và công bố vào ngày 24/07/2011 bao gồm 5 tiêu chí cơ bản sau:

Ngoài ra, những tiêu chí này còn được hệ thống qua 4 vấn đề sau:

Địa điểm xây dựng, quy hoạch mặt bằng thi công

Công trình xây dựng cần lựa chọn địa điểm quy hoạch thuận lợi về thổ nhưỡng để ít tác động nhất tới thiên nhiên và giảm thiểu chi phí thi công.

Hạn chế can thiệp quá nhiều vào biến đổi địa hình, địa mạo, hệ sinh thái xung quanh địa điểm thi công.

Quá trình thì công cần thực hiện công tác bồi đắp, tái tạo môi trường sinh thái hao hụt để đáp ứng nhu cầu phát triển và hòa nhập của công trình kiến trúc xanh.

Yếu tố thiết kế kiến trúc – nội thất

Các giải pháp trong thiết kế kiến trúc phải giúp công trình thích ứng được với điều kiện khí hậu của địa phương.

Công năng và tiện nghi nội thất cũng cần thiết kế phù hợp với nhu cầu và tâm lý sử dụng của con người.

Đồng thời những phương án kiến trúc sư đưa ra phải phù hợp với phong tục tập quạ quán và văn hóa của người sử dụng.

Vật liệu trong công trình kiến trúc xanh

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có thể thái chế và tái sử dụng sau khi tháo dỡ, di chuyển.

cong trinh xanh o Beddington
Công trình xanh phát triển năng lượng sạch ở Beddington – Anh

Hạ tầng kỹ thuật – công nghệ xanh

Sử dụng các công nghệ hiện đại, sử dụng kỹ thuật tiên tiến để ưu tiên nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo và vận hành lâu dài.

Có biện pháp xử lý, kiểm soát chất thải rắn, chất thải nguy hại để không gây ô nhiễm môi trường.

Quá trình vận hành – khai thác sử dụng

Khi đã đưa công trình vào khai thác – vận hành thì luôn đặt yếu tố an toàn và hiệu quả lên hàng đầu. Quá trình quản lý phải được thực hiện nghiêm ngặt và tuần hoàn trong suốt thời gian công trình được sử dụng.

Những công trình kiến trúc xanh nổi tiếng

Các công trình có đưa yếu tố “xanh” vào trong quá trình xây dựng đã xuất hiện từ lâu và lan tỏa đến nhiều nước trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số kiến trúc tiêu tiểu và xuất sắc trên thế giới và cả Việt Nam.

Thiết kế kiến trúc xanh độc đáo trên thế giới

Các công trình xanh trên thế giới thường rất dễ nhận ra. Bởi chúng được thiết kế ưu tiên đưa các yếu tố xanh vào mặt tiền công trình hoặc sử dụng các giải pháp tái tạo năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện. Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình độc đáo và ấn tượng sau:

Toa nha Sky Tower Taiwan
Toà nhà Sky Green Tower ở Đài Loan
truong nghe thuat SOTA - Singapore
Trường nghệ thuật SOTA tại Singapore
toa nha kien truc xanh The Crystal
Tòa nhà The Crystal – Anh
toa nha xanh Fukuoka Foundation Building
Tòa nhà Fukuoka Foundation Building – Nhật Bản
khu phuc hop Kampung Admiralty
Khu phuc hop Kampung Admiralty

Công trình kiến trúc xanh đẹp tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khi nhắc đến các công trình xanh hay kiến trúc xanh, người ta có thể nghĩ đến ngay các thiết kế nổi tiếng và đạt nhiều giải thưởng của KTS Võ Trọng Nghĩa. Ngoài ra, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm 1 số công trình được Hội KTS Việt Nam bầu chọn là công trình xanh tiêu biểu.

kien truc xanh Naman Retreat Babylon Da Nang
Công trình Naman Retreat Babylon tại Đà Nẵng
nha tre xanh Farming Kindergarten
Nhà trẻ xanh Farming Kindergarten ở Đồng Nai
nha hang bamboo Wing Dai Lai Resort
Thiết kế nhà hàng Bamboo Wing tại Đại Lải Resort
toa nha hoc vien Viettel
Học viện Viettel
khach san Atlas Hoi An
Khách sạn Atlas Hội An

Mọi thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn một cách tận tình nhất. Công ty thiết kế nhà đẹp Kiến tạo Việt – Hotline: 098.122.1369 – 090.322.1369.

Bài viết khác có thể bạn cũng quan tâm:

Biệt thự 2 tầng có sân vườn lớn - 5
ban ve nha pho dep
Top 10 biệt thự đẹp nhất thế giới - Palazzate, Barbados
Nhà có hồ bơi mini
Tiểu cảnh cầu thang cho nhà phố đẹp lung linh 6
Toàn cảnh căn biệt thự vào ban đêm
Hình ảnh phòng khách nhà phố 2 tầng - Mẫu 7
Mặt tiền biệt thự phố 2 tầng mái thái tân cổ điển
Biệt thư hiện đại tại Thanh Oai 4
PC nhà phố 4 tầng hiện đại 4x21m ở Hải Phòng
Mẫu biệt thự hiện đại châu âu 10x16m
Phối cảnh nhà ống 3 tầng 4m mặt tiền 
Phối cảnh mẫu nhà cấp 4 mái bằng chữ L
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà