Tiểu cảnh mini – thiết kế phù hợp trong không gian nhỏ
Ngày nay, tiểu cảnh mini được áp dụng rất nhiều trong việc tô điểm cho những không gian nhỏ bé tại trường học, văn phòng, nhà ở, chung cư,… Mang tới nhiều tài lộc, sức khỏe và sự may mắn cho gia chủ khi lựa chọn và bố trí hợp lý. Thêm vào đó yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà sẽ được nâng cao đáng kể. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn và sử dụng tiểu cảnh mini sao cho hợp lý, cách chăm sóc chu đáo cho tiểu cảnh đẹp – phát triển tốt.
Khái niệm tiểu cảnh mini là gì?
Tiểu cảnh mini là một không gian thu nhỏ phỏng theo các yếu tố về thiên nhiên như đất, nước, gỗ, núi non, cây cỏ xanh… Tạo ra một quang cảnh nhỏ nhưng vẫn khiến cho chủ nhân cảm thấy thư thái và hòa mình vào thiên nhiên. Tuy nhiên, đáp ứng cho nhu cầu tiện dùng ngày nay thì tiểu cảnh sân vườn mini chủ yếu bao gồm cây và nước. Thích hợp sử dụng cho những vị trí nhỏ hẹp.
Phân loại tiểu cảnh mini
Có 2 yếu tố chính để phân loại ban đầu cho tiểu cảnh mini là phân loại theo yếu tố và phân loại theo cảm nhận vị trí đặt trong gia đình.
Theo yếu tố có trong tiểu cảnh: chia ra làm 2 yếu tố là tiểu cảnh mini ướt và tiểu cảnh mini khô. Tiểu cảnh ướt bao gồm tiểu cảnh động và tĩnh. Tiểu cảnh ướt động là tiểu cảnh có sử dụng dòng chảy tự nhiên như thác và hồ. Còn tiểu cảnh ướt tĩnh sẽ chỉ bao gồm mặt nước phẳng lặng yên tĩnh, mang đến không gian yên bình và êm đềm.
Những lợi ích thiết thực mà tiểu cảnh mini mang lại
Nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian
- Kiến trúc tổng thể của ngôi nhà vườn thường bỏ qua những không gian nhỏ hẹp một cách lãng phí. Vừa không tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà vừa khiến ngôi nhà có nhiều góc chết gây mất thẩm mỹ. Tiểu cảnh mini được sử dụng như một vị cứu tinh cho những góc chết này. Tạo điểm nhấn về kiến trúc, khiến ngôi nhà trông đẹp mắt hơn.
- Tiểu cảnh sân vườn mini còn góp phần mang màu sắc xanh tươi dịu dàng hòa trộn với tổng thể ngôi nhà. Tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên trong mắt những vị khách đến chơi nhà và các thành viên trong gia đình.
Tiểu cảnh mini mang lại yếu tố phong thủy tự nhiên
Theo các chuyên gia phong thủy thì vượng khí của ngôi nhà sẽ chịu tác động cực kỳ lớn liên quan đến tiểu cảnh sân vườn.
Vượng khí sẽ có thể vào nhà nhiều trong trường hợp tiểu cảnh mini được thiết kế đúng góc đúng hướng và đúng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, sử dụng các nguyên liệu mang nhiều yếu tố phong thủy tốt cho các thành viên trong gia đình như nước, hòn non bộ, các loại đá dành cho tiểu cảnh mini.
Khi quyết định đặt tiểu cảnh mini cho nhà thì cần tuân thủ cách bài trí sao cho hài hòa, tránh phạm nhau, hướng đặt phải chuẩn phong thủy.
Hướng dẫn đặt tiểu cảnh mini cho không gian nhỏ
Vị trí đặt tiểu cảnh cần phù hợp và hài hòa với khu vực xung quanh của tiểu cảnh, phù hợp với tổng thể thiết kế chung của ngôi nhà. Có thể lựa chọn đặt tiểu cảnh mini ở các vị trí trước nhà, sau nhà hoặc bên hông nhà tùy vào sở thích của gia chủ và thiết kế của căn nhà. Bạn nên biết một số lưu ý khi đặt tiểu cảnh sau đây
- Kiến trúc tổng thể của căn nhà nên phù hợp với việc lựa chọn vị trí đặt tiểu cảnh mini.
- Để mang lại vượng khi tốt nhất và tránh được các khuyết điểm trong kiến trúc ngôi nhà thì bạn nên lựa chọn vị trí phong thủy cho tiểu cảnh mini.
- Lên danh sách và tìm hiểu qua về các công dụng của các loại cây cảnh sẽ được chọn để làm tiểu cảnh. Các vật dụng và cây nên có kích thước từ nhỏ đến vừa phải, phù hợp với khoảng trống nơi chế tác tiểu cảnh.
- Tiểu cảnh mini có vai trò là điểm nhấn cho kiến trúc ngôi nhà của bạn. Trên tinh thần đó, những nguyên liệu sử dụng và cây cảnh cũng mang tính trang trí và tăng tính thẩm mỹ, điểm nhấn cho căn nhà.
Những lưu ý trong quá trình thiết kế và thi công tiểu cảnh mini
Tùy chọn cho gia đình 1 mẫu tiểu cảnh mini
Chọn tiểu cảnh theo mục đích sử dụng, theo sở thích và kiến trúc tổng thể của căn nhà sao cho hoàn thành tích hợp với cả 3 yêu cầu đó.
Khu vực nhỏ hơn 2m²
Các mẫu tiểu cảnh có thể nghĩ đến là mẫu thiết kế có sẵn như hòn non bộ nhỏ, cùng với cây xanh. Cũng có thể là bộ tiểu cảnh làng quê mộc mạc theo mẫu thiết kế sẵn. Tiểu cảnh thác nước mini cũng là 1 lựa chọn bạn có thể nghĩ đến. Những dạng tiểu cảnh được thiết kế sẵn này là những thiết kế đã được chọn lọc. Sẽ hài hòa phù hợp với không gian mà không khiến bạn mất nhiều công sức và thời gian cân đối lựa chọn từng vật liệu nhỏ.
Diện tích từ 2 – 5m²
Để thiết kế tiểu cảnh với diện tích này thì bạn có thể hướng ngay đến tiểu cảnh sân vườn dạng theo ý tưởng. Nếu bạn là một người hướng nội thì có thể lựa chọn tiểu cảnh mini theo phong cách thuần Việt như đình chùa hoặc nhà cổ… Khi tính cách của bạn thiên về hướng ngoại thì thiết kế sân vườn tiểu cảnh mini theo phong cách Nhật Bản, tạo cảm giác tự nhiên và mới mẻ chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Ví dụ như thiết kế đồi Tùng mini kết hợp thác nước Nhật Bản.
Những mẫu tiểu cảnh này luôn mang đến những trải nghiệm thú vị và là khuynh hướng thiết kế trong năm 2020 và trong tương lai. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn chi tiết, cụ thể và bài bản tỉ mỉ từ khâu thiết kế đến thi công sao cho phù hợp với không gian xung quanh, vừa hợp với sở thích của gia chủ.
Chọn cây cỏ cho tiểu cảnh mini
Chú ý đầu tiên trước khi chọn cây cho tiểu cảnh mini là về kích thước của cây. Cây xanh được chọn phải có kích thước tương đối với tiểu cảnh và không gian xung quanh. Nên lựa chọn những loài cây khỏe, thích nghi tốt với môi trường, ít sâu bệnh. Đặc biệt ưu tiên các loài cây có khả năng lọc sạch không khí và mang tính phong thủy tốt.
- Một số loại cây gợi ý cho bạn ví dụ như: dây thường xuân, dương sỉ, cỏ lan chi, phong lan, kim phát tài… có thể sinh tài lộc, hút vượng khí đem lại may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
- Những loại cây bonsai nhỏ như tùng la hán, tùng cối, xanh, cây si, lộc vừng…sẽ phù hợp với không gian sân vườn có diện tích vừa phải.
- Các loại cây dùng cho tiểu cảnh nước thì có cây súng, cây sen, rêu, rong, tảo…
- Hoa là một sự lựa chọn ít phù hợp vì tuổi tươi rất ngắn, ảnh hưởng xấu đến tiểu cảnh khi chúng đến giai đoạn tàn.
Hướng dẫn chăm sóc tiểu cảnh mini xanh, khỏe, đẹp, phát triển tốt
Bạn sẽ không cần phải tốn nhiều công sức và thời gian để chăm sóc các loại cây cảnh này, vì thông thường chúng là những loại cây có sức sống bền bỉ. Bạn chỉ cần lưu ý một vài yếu tố cơ bản sau.
Ánh sáng
Một số loài cây cần một lượng ánh sáng tương đối để quang hợp như sen đá, xương rồng, cẩm nhung. Nếu lựa chọn các loại cây này thì bạn cần đặt cây ở nơi thoáng mát, gần cửa sổ nơi đón ánh sáng. Cây có thể nở hoa nếu bạn đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng hoặc ánh sáng từ bóng đèn, sẽ giúp cây kích thích nở hoa nhanh và đẹp hơn.
Nước
Phần lớn những cây trồng được dùng làm tiểu cảnh sẽ không cần nhiều nước nên bạn có thể cân đối tưới nước giãn cách từ 1 – 2 lần/tuần mà không sợ ảnh hưởng đến sự tươi xanh của cây. Khi tưới nước nên tưới vào thành bình để duy trì độ ẩm cho đất mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
Dinh dưỡng
Bạn nên sử dụng phân bón dành cho cây cảnh thay vì chỉ tưới nước cho cây. Bạn có thể sử dụng vitamin B1 từ 1 – 2 lần/tháng cho những cây trồng trong nhà, trong văn phòng. Điều này giúp cây phát triển nhanh, tươi xanh, còn có thể giúp cây tránh được một số bệnh.
Hướng dẫn làm tiểu cảnh mini cơ bản cho những gia chủ thích tự tay thiết kế tiểu cảnh cho mình
Nhiều người muốn tự tay thiết kế và thực hiện tiểu cảnh cho bản thân thì có thể tham khảo phần này để có thể sở hữu mẫu tiểu cảnh đẹp hoàn toàn theo ý muốn. Những bước thực hiện không quá khó, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Chậu: Bạn có thể sử dụng chậu gốm, sứ hoặc chậu thủy tinh. Dựa trên đặc điểm hình thái và quá trình sinh trưởng của cây để chọn loại chậu thích hợp. Một lưu ý chung là chậu cần đảm bảo có những lỗ thoát khí để đảm bảo không bị ứ đọng, úng nước. Nếu gặp tình trạng úng nước thì cây sẽ yếu dần, thối rễ và chết.
- Đất trồng: Đất tơi xốp sẽ giúp cây dễ dàng thoát nước cũng như thấm hút nước hiệu quả. Xơ dừa và trấu khi trộn vào đất sẽ khiến đất có thể tơi xốp hơn. Từ đó tăng thêm độ dinh dưỡng cho đất và cây sẽ phát triển, xanh tốt hơn.
- Nguyên liệu trang trí: Có thể chuẩn bị một số dải LED nếu bạn thích sự lung linh vào buổi tối trên khu vườn của mình. Ngoài ra những vật liệu không thể thiếu là sỏi, đá, cây, bảng tên, động vật, nấm…
- Dụng cụ thường dùng: Búa, xẻng, cuốc, đinh, băng keo, băng dính, kìm…
Thực hiện trồng cây
Nguyên tắc chung của lựa chọn cây cảnh là chọn những cây dễ sống, dễ chăm sóc. Gợi ý đẹp và dễ lựa chọn nhất là sen đá và xương rồng sẽ phù hợp khi bạn lựa chọn chúng để tự tay trồng thử tại nhà.
Quá trình thi công cần cẩn thận và chỉn chu, tránh để cành hay gốc cây bị gãy. Nên lưu ý chọn vị trí đặt cây phù hợp với đặc điểm của cây. Cây ưa sáng thì nên để những nơi thoáng và đón ánh nắng, và ngược lại. Có chịu được nước mưa hay không, cần ít hay nhiều nước…
Trang trí các loại cây bằng những phụ kiện tự có trong thiên nhiên hoặc mua tại các shop đồ cho cây cảnh. Bước này bạn sẽ tự do thể hiện theo sở thích và ý tưởng của bản thân. Khi hoàn thành tiểu cảnh mini cho 2 loài cây cơ bản này thì bạn đã có thể thử sức mình với những loại cây “khó nhằn” khác hơn rồi đó.
Lời kết
Tiểu cảnh sân vườn mini rất dễ thực hiện và thưởng thức vì nó dễ dàng phù hợp với nhiều không gian. Chúc các bạn lựa chọn được những tiểu cảnh theo sở thích để tăng thêm phần giá trị cho khu vườn mini cũng như không gian tổng thể cho ngôi nhà.
Tác giả: Quang Tùng
Nguồn ảnh: Tổng hợp.