Cập nhật lần cuối vào 02/11/2022 bởi nhadepktv.vn

Bàn thờ và những điều kiêng kỵ trong thiết kế kiến trúc

Ở Việt Nam phổ biến là đạo Phật và Ki – tô giáo (đạo thiên chúa). Người Việt từ xưa tới nay rất đề cao truyền thống uống nước nhớ nguồn. Cũng bởi lẽ đó mà trong mỗi gia đình của người Việt thường không thể thiếu được chiếc bàn thờ gia tiên. Có thể bàn thờ gia tiên ở mỗi nhà là không giống nhau, nhưng điểm chung đó là nơi thể hiện tín ngưỡng thờ ông bà và tín ngưỡng thờ thần của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những điều kiêng kỵ trong việc thiết kế bàn thờ trong bài viết dưới đây của Kiến Tạo Việt nhé!

Bàn thờ là gì?

Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ dường như là cái tên không còn xa lạ. Đây là vật dụng mà trên đó đặt những sản phẩm cúng tế. Phục vụ cho hoạt động, mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Thông thường, bàn thờ phổ biến tại nơi cư trú hoặc tại những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, nhà thờ,… Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta phân loại thành bàn thờ gia tiên, bàn thờ Chúa, bàn thờ Phật,…

Người xưa hay có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Và câu nói này đã được lưu truyền suốt bao thế hệ qua. Ngày nay, xã hội phát triển, nhưng điều đó không có nghĩa con người xóa bỏ đi những phong tục truyền thống ấy. Đây dường như là một nét đẹp truyền thống của ông cha ta để lại. Thờ cúng không chỉ để xóa bỏ những điều không may mắn mà còn thể hiện lòng thành kính, kính trọng với bậc ông cha, tổ tiên đã sinh thành ra ta.

Thiết kế bàn thờ bằng gỗ gì mang lại may mắn?

Theo các chuyên gia tư vấn phong thủy, nếu sử dụng sai gỗ hay gỗ ghép, gỗ tạp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài vận, may mắn của gia chủ.

Bàn thời được coi là nơi kết nối tâm linh giữa thế giới hữu hình và vô hình, giữa tổ tiên và con cháu. Để thể hiện lòng thành kính, bàn thờ thường được đặt tại nơi nghiêm trang nhất trong căn nhà. Chính vì vậy, từ xưa đến nay chất liệu làm bàn thờ được lựa chọn hết sức cẩn thận. Loại gỗ phải đáp ứng được các điều kiện như gỗ quý hiếm, bền chắc, thơm, tuổi thọ cao,…

Thông thường người ta khuyến khích sử dụng những loại gỗ sau:

Gỗ sồi

Gỗ sồi là loại gỗ được mọi người sử dụng nhiều cho cả sản phẩm nội thất và bàn thờ bởi những ưu điểm như:

– Gỗ sồi có trọng lượng thấp, dễ chạm khắc và bền bỉ với thời gian.

– Gỗ sồi có màu vàng nhạt nên việc phối màu sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều sao cho phù hợp với màu sơn nhà cũng như phong cách thiết kế nhà của bạn.

– Ngoài những ưu điểm trên, lý do quan trọng nhất chính là khả năng chịu lực lớn. Đối với những nhà thờ họ, những vật dụng cần đặt lên bàn thờ nhiều thì đây quả là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, gỗ có mùi hương thơm dịu nhẹ và khả năng chống mối tự nhiên cao.

– Loại gỗ này rất dễ tìm thấy trên thị trường nên giá thành tương đối rẻ. Phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ gia đình ở Việt Nam.

– Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ làm bằng gỗ sồi sẽ giúp gia chủ xua tan những điều rủi ro đồng thời đón tài lộc, may mắn.

Gỗ hương

Gỗ Hương là một trong những loại gỗ không dễ tìm thấy trên thị trường, rất hiếm gặp. Khó tìm kiếm là thế nhưng đây vẫn là loại gỗ được mọi người săn đón nhiều nhất bởi:

– Gốc có một mùi hơn thơm dịu tự nhiên. Đây là loại gỗ được đánh giá cao mang giá trị tâm linh rất riêng biệt, đặc biệt là trong nội thất bàn thờ.

– Đặc điểm của loại gỗ này là chắc, mịn, cứng, không bị cong vênh hay mối mọt. Những sản phẩm được làm từ gỗ hương vô cùng bền bỉ và tuổi thọ sử dụng cao.

– Gỗ hương có tính ổn định cao, không phải chịu quá nhiều tác động bởi các yếu tố thời tiết, môi trường.

– Ngày xưa, gỗ hương được dùng để làm sập gụ, bàn ghế cho hoàng thất. Nếu như được chạm khắc họa tiết hoa sen thì ý nghĩa của nó sẽ càng trở nên sâu sắc.

Tuy nhiên, bởi giá thành cao nên không nhiều gia đình có khả năng tài chính sở hữu sản phẩm được làm từ gỗ hương. Hãy cùng tìm hiểu thêm những loại gỗ khác nữa nhé!

Gỗ gụ

Gỗ gụ được biết đến là một loại gỗ vô cùng quý hiếm bởi vân gỗ vô cùng đẹp mắt, sang trọng. Ưu điểm nổi trội của loại gỗ này là:

– Đường vân gỗ tự nhiên, mịn, đẹp. Độ bền của gỗ gụ được đánh giá cao bởi khả năng chống mối mọt tự nhiên.

– Gỗ gụ rất cứng, trước khi đưa vào sản xuất cần được phơi do độ co nhẹ.

– Loại gỗ này có đường kính thân lớn, với nhiều kích cỡ khác nhau. Chính vì vậy rất dễ dàng trong việc thiết kế những sản phẩm thủ công mỹ nghệ yêu cầu cao về sự tinh tế, khéo léo.

– Gỗ gụ có bề mặt dễ đánh bóng, đảm bảo giá trị sử dụng cao và thể hiện được sự đẳng cấp của gia chủ.

Gỗ gõ đỏ

Đây là loại gỗ quý hiếm được tìm thấy chủ yếu tại Đông Nam Á. Với khí hậu và đất đai đặc thù nên gỗ có khả năng chống chịu rất tốt. Cụ thể, nó có những ưu điểm vượt trội như:

– Gỗ gõ đỏ có độ bền, độ cứng cao, bền bỉ với thời gian. Chính những đặc điểm này đã giúp gỗ tăng khả năng chịu lực và chống va đập tốt.

– Không mối mọt, không thấm nước nên khi sử dụng, bạn không cần lo lắng về vấn đề ẩm mốc

– Điểm đặc biệt của loại gỗ này là có mùi thơm dịu nhẹ, mang đến cho người dùng một cảm giác thư thái, thoải mái.

Gỗ mít

Gỗ mít được xếp vào nhóm gỗ có màu sắc tự nhiên, dễ tìm kiếm trên thị trường và dễ gia công. Đây có lẽ là loại gỗ được sử dụng để thiết kế bàn thờ nhiều nhất hiện nay với những ưu điểm như:

– Trọng lượng nhẹ, có thể sử dụng để thiết kế bàn thờ treo tường.

– Mang một hương thơm nhẹ, khá giống với hương trầm.

– Vân gỗ có màu vàng sang, nếu để trong thời gian dài sẽ có màu nâu sẫm tự nhiên. Vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa thích hợp với mọi thiết kế của căn nhà.

– Xét về yếu tố tâm linh, quả mít mọc ra từ thân cây thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, sung túc. Nếu sử dụng loại gỗ này làm bàn thờ gia đình sẽ luôn sum vầy, giàu sang, phát triển.

Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ

Bàn thờ thường được đặt ở vị trí rất trang trọng trong trong lối kiến trúc của  một ngôi nhà. Trong kiến trúc căn nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ được đặt vị  trí trung tâm. Đó là ở gian giữa của ngôi nhà. Lối thiết kế kiến trúc như vậy làm tăng thêm tính linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ cúng trong ngôi nhà.

Bàn thờ và những điều kiêng kỵ trong thiết kế kiến trúc hiện nay
Bàn thờ và những điều kiêng kỵ trong thiết kế kiến trúc hiện nay

Thế nhưng trong thời hiện đại ngày nay, những ngôi nhà cổ dẫn dần biến mất. Thay vào đó là những tòa nhà cao chọc trời; những căn biệt thự đẹp; những ngôi nhà lô, nhà phố san sát vào nhau. Chúng có lối thiết kế kiến trúc cũng như những nét văn hóa trong sinh hoạt không còn phù hợp với lối kiến trúc xưa nữa.

Lối kiến trúc thay đổi do nhu cầu sinh hoạt của con người thay đổi. Dẫn đến công năng sử dụng trong ngôi nhà cũng bị thay đổi theo. Và một vấn đề không nhỏ đặt ra đó là vị trí đặt bàn thờ ở đâu trong những lối kiến trúc hiện đại ngày nay? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cần phải nắm rõ một số lưu ý về vị trí đặt bàn thờ.

Đặt ở vị trí cát, hướng cát của ngôi nhà

Để đem lại sức khỏe, và may mắn cho gia chủ. Bàn thờ cần đặt ờ vị trí cát phương của ngôi nhà, và phải nhìn về hướng của ngôi nhà đó. Trong nhiều trường hợp không thể bố trí được vào cát phương thì phải đặt bàn thờ hướng cát. Như vậy không có nghĩa bắt buộc phải nhìn về hướng cát dẫn đến những giải pháp không phù hợp. Ví dụ như xây một bức tường chéo vuông góc với hướng cát ở trong phòng, để đặt bàn thờ nhìn về đúng hướng cát của mình. Điều này thực sự không nên, vì còn có những giải pháp khác.

Tựa vào tường vững chắc, nhìn ra cửa

Bàn thờ cần tựa vào tường vững chắc, và nhìn ra cửa. Cách bài trí như vậy phù hợp với thuyết phong thủy, (toạ Sơn hướng Thủy) một cách cục tốt đẹp đem lại sự thịnh vượng đến cho  gia chủ.

Không đặt dưới xà ngang, nhà vệ sinh

Xà ngang là một trong những chi tiết kiến trúc. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến mặt phong thủy của gia chủ.  Đồng thời tạo lên những áp lực, dẫn đến sức khỏe kém nếu như dưới nó là bàn ăn, giường ngủ.. và bàn thờ không là ngoại lệ. Vì vậy việc đặt bàn thờ dưới xà ngang là không được phép.trong mọi trường hợp. Còn nữa, nếu phía trên của bàn thờ là nhà vệ sinh, phòng ngủ cũng là điều tối kỵ trong Phong Thủy.

Không nhìn vào nhà vệ sinh

Bàn thờ phải tọa Sơn hướng Thủy. Thủy ở đây không phải là nước mà đem bàn thờ nhìn vào nhà vệ sinh có nước. Mà Bàn thờ phải hướng ra ngoài cửa chính hoặc cửa sổ, nơi có minh đường rộng. Nhà tắm nhà vệ sinh là những nơi khí uế rất nặng, còn bàn thờ lại là nơi linh thiêng trang trọng, nên tuyệt đối không thể để bàn thờ cạnh nhà vệ sinh hay nhìn vào nhà vệ sinh.

Trên là một số lưu ý cơ bản khi bố trí vị trí của bàn thờ trong những ngôi nhà có lối kiến trúc đa dạng như ngày nay. Ngoài ra còn có những yếu tố chuyên sâu khác đòi hỏi mang tính nghiên cứu sâu mới đưa ra được những giải pháp cụ thể về cách bố trí ban thờ hợp Phong Thủy. Hãy liên hệ với Kiến Tạo Việt ngay hôm nay để được tư vấn miến phí!

KTS chủ trì: Nguyễn Quốc Tuấn
Facebook : #Congtykientaoviet – Email : kientaoviet.jsc@gmail.com

CÔN TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT
Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME, Tô Hiệu
Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội 
Liên hệ ngay hotline ☎ : 0903221369 / 0981221369

Rate this post

Tác giả

  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS. Nguyễn Quốc Tuấn đã có 15 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng,… Với quan điểm thiết kế nhà ở là “Mang đến giá trị cốt lõi cho ngành kiến trúc nước nhà”, các công trình của Kiến Tạo Việt sử dụng nhiều cây xanh như một thành phần không thể thiếu trong tất cả các không gian nội thất cũng như ngoại thất. Ngoài ra, sự sang trọng, lối sống thanh lịch thể hiện qua công năng, hình khối và tỷ lệ chính là điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt cung cấp đến cho những khách hàng của mình.

Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng tại Quảng Ninh
Biệt thự phố 2 tầng đẹp
thiết kế biệt thự 2 tầng
Biệt thự 3 tầng mái dốc
Biệt thự trên đất hẹp
Biệt thự 2 tầng khối hộp
Thiết kế biệt thự tại Thanh Oai
Biệt thự tại Hải Dương
Thiết kế biệt thự 3 tầng Hải Dương
Biệt thự 2 mái lệch
Thiết kế biệt thự nhà vườn 2 tầng tại Phú Thọ
Thiết kế nhà vườn nhỏ 2 tầng
Biệt thự song lập, ghép khối
Cải tạo biệt thự Nghệ An