Mãn nhãn 10 mẫu bếp phong cách cổ điển nhà biệt thự đẹp

Những mẫu bếp phong cách cổ điển đang ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở thẩm mỹ mà còn tô điểm cho toàn bộ không gian nhà. Đặc trưng lớn nhất của phong cách cổ điển đó là tính đơn giản, tiện nghi của hiện đại và sự sang trọng quý tộc mang nét cổ điển. Nhà bếp phong cách cổ điển luôn mang nét lãng mạn, sang trọng cho mẫu nhà biệt thự đẹp. Bài viết hôm nay Kiến Tạo Việt sẽ giới thiệu đến bạn đọc 10 không gian bếp phong cách cổ điển tinh tế, hy vọng sẽ truyền truyền cho bạn nhiều cảm hứng áp dụng vào căn bếp nhà mình.

Nhà biệt thự đẹp với 10 không gian bếp phong cách cổ điển hiếm thấy

1. Nhà biệt thự đẹp cùng không gian bếp nội thất gỗ

Bất kể ngôi nhà biệt thự được thiết kế theo phong cách nào thì bạn vẫn có thể áp dụng phong cách tân cổ điển cho không gian bếp bằng nội thất gỗ. Không nhất thiết cần sự thống nhất nội thất cho toàn bộ không gian, chỉ cần sử dụng nội thất gỗ cho phòng bếp là đã giúp căn nhà có thêm điểm nhấn ấn tượng.

Gỗ được sử dụng cho bộ bàn ăn, ghế, tủ bếp, cửa kính khung gỗ và một số thành phần khác. Kết hợp thêm những chiếc đèn chùm, gạch bông…sẽ tạo nên một không gian bếp ăn cổ điển, trang nhã đến ngỡ ngàng.

Phòng ăn nhà biệt thự đẹp nội thất gỗ
Phòng ăn nhà biệt thự đẹp nội thất gỗ

2. Bếp Việt Nam xưa

Chúng ta có thể thấy rằng phong cách bếp ăn truyền thống được áp dụng khá thành công trong mẫu thiết kế này. Người thiết kế đã sử dụng các mẫu tủ, kệ truyền thống, mành tre, bàn ghế gỗ, tất cả đã tạo nên một không gian bếp ăn ấm cúng mang nét hoài cổ. Không gian bếp gợi nhớ đến không gian bếp xưa ấm cúng, hoài cổ đầy cảm xúc.

nha bep dep
Nhà bếp đẹp

3. Chi tiết cửa gỗ lá sách cho phòng bếp nhà biệt thự đẹp

Trong những năm gần đây cửa gỗ lá sách được áp dụng nhiều trong các công trình kiến trúc. Có thể sử dụng làm cửa chính, cửa sổ, kệ tủ bếp tạo cảm giác thoáng mái, dễ chịu cho không gian sống. Phòng bếp sử dụng cửa gỗ lá sách còn giúp ngăn hấp thụ nhiệt trực tiếp vào không gian, đảm bảo lưu thông khí tốt từ mọi phía, khả năng thoát nhiệt hiệu quả, đem lại không gian thoáng đãng và thoải mái nhất mỗi khi đứng bếp.

Cửa gỗ lá sách - Phòng bếp nhà biệt thự đẹp
Cửa gỗ lá sách – Phòng bếp nhà biệt thự đẹp

4. Phòng bếp nhà biệt thự đẹp sang trọng hiện đại

Phòng bếp mẫu nhà biệt thự của bạn sẽ thêm ấn tượng nếu có sự kết hợp của cả hai phong cách cổ điển và hiện đại.  Đưa các chi tiết nội thất hiện đại đan xen tạo nội thất gỗ như bàn ghế, tủ bếp sẽ giúp không gian bếp ăn vừa sang trọng hiện đại lại vừa tiện nghi.

Phòng bếp hiện đại - Nhà biệt thự đẹp
Phòng bếp hiện đại – Nhà biệt thự đẹp

5. Bố trí bếp dưới gầm cầu thang

Tận dụng không gian gầm cầu thang để bố trí bếp là cách bố trí rất thông minh và hợp lý. Bạn có thể tham khảo hình ảnh bên dưới, kiến trúc này khá phù hợp với những căn nhà ống diện tích hẹp. Khoảng không gian tưởng chừng bỏ đi này được tận dụng một cách rất khéo léo. Vị trí bố trí bếp cũng được thiết kế một của sổ lớn giúp cung cấp nguồn sáng tự nhiên cho không gian, giảm cảm giác bí bách nóng bức mẫu khi nấu nướng.

Bố trí bếp dưới gầm cầu thang - Nhà biệt thự đẹp
Bố trí bếp dưới gầm cầu thang – Nhà biệt thự đẹp

6. Góc nấu nướng bừng sáng với gam màu trắng chủ đạo

Màu trắng không chỉ xuất hiện trong các bếp ăn hiện đại mà chúng còn được sử dụng phổ biến với bếp ăn phong cách cổ điển. Ưu điểm của gam màu này là tạo cảm giác sạch sẽ cho không gian. Đặc biệt, các vật liệu được sử dụng như đá hoa cương trắng, gỗ sơn bóng cũng giúp cho việc vệ sinh được dễ dàng hơn.

Toàn bộ nội thất từ tủ bếp, bộ bàn ghế, ốp tường, rèm cửa…đều sử dụng tông màu trắng sẽ gây cảm giác đơn điệu, vì vậy bạn nên trang trí thêm một số vật trang trí nhỏ tạo điểm nhấn hoặc chậu cây cạnh cửa sổ sẽ giúp không gian nổi bật hơn.

Góc nấu nướng bừng sáng với gam màu tráng chủ đạo - Nhà biệt thự đẹp
Góc nấu nướng bừng sáng với gam màu tráng chủ đạo – Nhà biệt thự đẹp

7. Rèm phong cách Retro cổ điển

Một chi tiết khá hay để áp dụng cho không gian bếp cổ điển đó chính là sử dụng rèm phong cách retro. Những họa tiết rèm cửa, họa tiết trên bộ bàn ghế sẽ là điểm nhấn nhẹ nhàng cho không gian bếp.

Rèm phong cách Retro - Nhà biệt thự đẹp
Rèm phong cách Retro – Nhà biệt thự đẹp

8. Biến tấu với gạch ốp tường không gian bếp

Đối với một căn bếp cổ điển, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo để giúp không gian trở nên sống động hơn bằng cách sử dụng gạch ốp tường nhiều chi tiết như ở ví dụ dưới.

Biến tấu gạch ốp tường - Nhà biệt thự đẹp
Biến tấu gạch ốp tường – Nhà biệt thự đẹp

>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Mẫu Nhà Bếp Đẹp Nhất Năm 2018

9. Không sợ lỗi thời với trắng – đen

Việc thiết kế một không gian bếp ăn cổ điển sẽ tốn của bạn kha khá công sức hơn so với các phong cách khác. Chính vì vậy mà phương án sử dụng các gam màu an toàn như trắng – đen luôn được ưa chuộng và ưu tiên hàng đầu. Sẽ không bao giờ sợ lỗi thời nếu bạn biết hợp nội thất hợp lý trong không gian.

Tông màu tương phản phong cách Scandinavian
Tông màu tương phản phong cách Scandinavian

10. Phòng bếp nhà biệt thự đẹp nhỏ xinh ấn tượng

Một thiết kế bếp cổ điển rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay lúc này đó là sử dụng gam màu trung tính. Các đồ nội thất gam màu trắng rất dễ tìm kiếm và nếu được sử dụng một cách đồng bộ sẽ tạo nên không gian vô cùng hấp dẫn.

Màu phòng bếp nhỏ xinh ấn tượng - Nhà biệt thự đẹp
Màu phòng bếp nhỏ xinh ấn tượng – Nhà biệt thự đẹp
nhà biệt thự 3 tầng mái thái đẹp 2 mặt tiền
Phối cảnh nhà ống 3 tầng 4m mặt tiền 
Thiết kế nhà vườn 2 tầng 78m2 - 3
Phối cảnh thiết kế biệt thự mini đẹp ở Sơn La
Phối cảnh thiết kế biệt thự hiện đại 3 tầng ở Sơn La
Phối cảnh mẫu thiết kế biệt thự hiện đại đẹp ở Sơn La
Biệt thự 2 tầng 1 tum tại Yên Hưng 3
Thiết kế biệt thự 2 tầng tại Bắc Ninh - Phối cảnh mặt tiền ban đêm
thiet ke biet thu 3 tang kieu phap
Kiến trúc ngoại thất biệt thự 2 tầng mái thái tại Hải Dương
Thiết kế biệt thự 2 tầng mới nhất | mẫu biệt thự 2 tầng đẹp
Biệt thự 2 tầng mái ngói tại Hà Nam phong cách tân cổ điển - 1
Mẫu biệt thự 2 tầng 80m2 tần cổ điển tại Hòa Bình - Tầng 1
PC1 - Thiết kế nhà phố 2 tầng 1 tum hiện đại tại Hải Dương
PC1 - Biệt thự hiện đại tại Hải Phòng
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà