15+ Mẫu tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà ống – Bí quyết thiết kế tiểu cảnh nước

Tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà ống, là một trong những không gian thiết kế nhằm mục đích đem lại sự thư thái, hài hòa với thiên nhiên, điều hòa độ ẩm. Giúp con người sống trong ngôi nhà được thoải mái, tăng chất lượng cuộc sống. Với những mẫu nhà ống, nhà phố có diện tích hạn chế, xây dựng tiểu cảnh nước còn giúp lưu thông không khí, mang gió tự nhiên vào bên trong ngôi nhà. Nhờ vậy, nhà ống có giếng trời hay tiểu cảnh thường thông thoáng hơn rất nhiều. Hãy cùng Kiến Tạo Việt chiêm ngưỡng những mẫu tiểu cảnh nước cho nhà ống dưới đây nhé!

Mẫu tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà ống

Tiểu cảnh nước trong nhà đẹp
Tiểu cảnh nước trong nhà đẹp
Tiểu cảnh nước nhà phố đẹp
Tiểu cảnh nước nhà phố đẹp
Tiểu cảnh nước nhà phố
Tiểu cảnh nước nhà phố
Tiểu cảnh nước nhà ống đẹp
Tiểu cảnh nước nhà ống đẹp
Tiểu cảnh nước nhà ống
Tiểu cảnh nước nhà ống
Tiểu cảnh nước đẹp trong nhà
Tiểu cảnh nước đẹp trong nhà
mẫu tiểu cảnh nước nhà phố đẹp
Mẫu tiểu cảnh nước nhà phố đẹp
Mẫu tiểu cảnh nước nhà ống
Mẫu tiểu cảnh nước nhà ống
Mẫu tiểu cảnh nước đẹp
Mẫu tiểu cảnh nước đẹp

Hình dáng của tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà ống

Có rất nhiều sự lựa chọn về hình dáng của bể tiểu cảnh nước trong nhà phố: hình vuông, tròn, lượn sóng, đa giác,,,

Thiết kế nhà phố, đặc trưng là chiều ngang hẹp, tạo nên những khối nhà hình hộp chữ nhật. Theo phong thủy học, tương đương với hành Mộc vì thế nên chọn những mẫu thiết kế tiểu cảnh nước nhà phố có hình uốn lượn tượng trưng hành Thủy, điều này sẽ rất tốt cho người sống trong ngôi nhà.

Thiết kế tiểu cảnh nước trong nhà ống không nên quá to, vì sẽ làm mất cân đối với các không gian khác, làm tăng độ ẩm trong ngôi nhà, thậm trí có thể sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ khi xa xuống.

 thiet-ke-tieu-canh-nuoc-nha-pho-3
Thiết kế mẫu tiểu cảnh nước trong nhà phố

Cấu tạo các lớp của bể tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà phố

Khác với tiểu cảnh khô, tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà phố có cấu tạo phức tạp hon, vì cẫn phải sử lý chống thấm nước, chánh rò rỉ gây ảnh hưởng đến kết cấu xung quanh. Và đặc biệt còn phải nắp đặt các đường ống cấp nước, thoát nước, thoát tràn và hệ thống vòi phun nếu có

Trường hợp tiểu cảnh nước ở dưới tầng 1

Nền của tiểu cảnh phải thấp hơn nền của tầng 1 từ ( 30 – 50 cm) tùy thiêu thiết kế, thành bể chỉ nên cao hơn nền tầng 1 từ ( 20 – 30 cm) không cản trở tầm view. Cần xây định hình bể tiểu cảnh trước, sau đó nắp đặt đường ống cấp, thoát nước và cấp điện cho bể. Đáy bể tiểu cảnh nước được dải một lớp gạch vỡ dày 10 cm tạo phẳng, tiếp đến là lớp bê tông lưới tiểu ly dày 5 cm, láng vữa tạo dốc về miệng ống thoát đáy ( ống thoát phải có van khóa ), tiếp theo tiến hành đánh mầu xung quanh bể ( lớp trong ) bằng xi măng nguyên chất.

thiet-ke-tieu-canh-nuoc-nha-pho-1
Thiết kế tiểu cảnh nước ở dưới tầng 1

Trong trường hợp tiểu cảnh nước ở trên tầng 2 hoặc tầng mái

Hệ thống sàn chịu lực nơi đật tiểu cảnh nước được hạ thành sàn âm, vì thế việc sử lý chống thấm sẽ phúc tạp và khó khăn hơn. Phải đặc biệt chú ý ngay từ khi bắt đầu đổ bê tông sàn, cần đảm bảo kĩ thuật thi công đúng. Tiến hành bảo dưỡng và ngâm sàn âm (để kiểm tra và sử lý những  chỗ bị rò rỉ). Tiến hành sử lý chống thấm sàn âm, làm sạch bề mặt sàn âm, quét sơn chống thấm bề mặt, láng vữa tạo dốc, kế đến là đánh mầu bằng xi măng nguyên chất.

thiet-ke-tieu-canh-nuoc-nha-pho-2
Thiết kế tiểu cảnh nước trên tầng 2, hoặc mái

Hạn chế của tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà ống

Không phải tuổi nào cũng có thể làm tiểu cảnh nước trong nhà mình, và cũng không phải vị trí nào cũng có thể đặt được tiểu cảnh nước. Vì vậy cần tham khảo những chuyên gia, để có được những tư vấn tốt nhất trước khi quyết định có nên hay không nên dùng tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà phố.

Tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà phố nếu không dữ vệ sinh sẽ là nguy cơ cho một bệnh  như sốt xuất huyết, hay là những bệnh về đường hô hấp do nấm mốc.

Bí quyết làm tiểu cảnh nước cho nhà ống

Để làm được những mẫu tiểu cảnh nước cho nhà ống không phải là đơn giản. Bởi việc hạn chế về diện tích gây ra rất nhiều khó khăn. Cùng với đó là việc lựa chọn vị trí thi công. Không những thể hiện được vẻ đẹp của công trình mà không còn được phạm đến phong thủy.

Lựa chọn loại tiểu cảnh

Tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước đều có ưu và nhược điểm của riêng chúng. Tiểu cảnh khô đơn giản, dễ thi công và chi phí thấp hơn. Trong khi đó, tiểu cảnh nước yêu cầu sự cầu kỳ, phức tạp hơn rất nhiều. Tất nhiên, nó cũng có ý nghĩa về mặt phong thủy tốt hơn so với tiểu cảnh khô.

Tiếp theo, tiểu cảnh nước chia ra thành 2 loại, tiểu cảnh nước động (vòi nước, thác nước) và tiểu cảnh nước tĩnh. Gia chủ có thể lựa chọn theo sở thích cá nhân, kinh phí hoặc nhờ đến sự tư vấn của các kỹ trúc sư.

Vị trí đặt tiểu cảnh nước

Lựa chọn vị trí đặt tiểu cảnh ở đâu cũng rất quan trọng. Có thể đặt ở gầm cầu thang, phòng khách hay bên dưới giếng trời. Việc này còn dựa trên phong thủy cũng như thuận tiện cho việc cung cấp và thoát nước ra bên ngoài. Cần phải đảm bảo được sự hài hòa trong không gian sống và diện tích ngôi nhà.

Vị thế đặt tiểu cảnh nước tốt nhất là tựa vào tường hoặc nằm tại gầm cầu thang. Vừa tiết kiệm diện tích lại có tính thẩm mỹ cao.

Lựa chọn cây xanh cho tiểu cảnh nước

Khi chọn cây xanh để trồng dưới tiểu cảnh nước, gia chủ không nên chọn trồng các loại hoa ở bên dưới. Bởi trồng hoa không bền, cần nhiều công chăm sóc, gây ra rất nhiều bất tiện.

Thay vào đó, nên chọn các loại cây xanh có ý nghĩa về phong thủy như trúc Nhật, phong lan, dương xỉ, cỏ lan chi, trầu bà…Các loại cây này không tốn quá nhiều công chăm sóc, dễ sống, phát triển tốt trong môi trường thiếu ánh sáng.

Bố trí ánh sáng thích hợp cho tiểu cảnh 

Với nhà ống thường bị hạn chế về việc lấy ánh sáng tự nhiên. Khi chỉ có một mặt tiền, xung quanh bao kín bởi nhà hàng xóm. Chính vì vậy, trong nhà ống thường bố trí thêm giếng trời. Điều đó giúp cho việc lấy sáng và lưu thông không khí dễ dàng hơn. Đây cũng thường được coi là vị trí rất tốt để bố trí tiểu cảnh nước.

Thiết kế tiểu cảnh bên dưới giếng trời hay tại các khu vực gần cửa sổ, cây xanh dễ quang hợp, không khí được trao đổi, tốt cho sức khỏe. Xung quanh tiểu cảnh nước nên lắp thêm đèn dưới đáy  hoặc sát thành bể. Như vậy khung cảnh sẽ trở nên rực rỡ hơn vào ban đêm.

Thêm vật trang trí

Để giúp cho khung cảnh thêm phần sinh động, nên lựa chọn một số vật trang trí như tượng mục đồng, ngư ông, vỏ ốc, đá sỏi…Không cần quá nhiều, chỉ cần một vài điểm để làm điểm nhấn là đủ.

Tiểu cảnh nước trong thiết kế nhà ống hiện nay được rất nhiều gia chủ yêu thích. Chúng tạo ra một không gian xanh, một góc thư giãn và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình. Khi bố trí tiểu cảnh nước cho nhà ống, Quý gia chủ nên cân nhắc về diện tích và vị trí sao cho phù hợp.Đừng ngần ngại liên hệ với Kiến Tạo Việt. Chúng tôi luôn hỗ trợ và tư vấn tốt nhất khi thiết kế tiểu cảnh nước cho nhà ống.

CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT
Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME, Tô Hiệu
Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội 
Liên hệ ngay hotline ☎ : 0903221369 / 098122136

mẫu nhà vườn đẹp 800 triệu
Mẫu nhà cấp 4 diện tích 8,5x14,5m kiểu mái dốc đẹp mắt với 3 phòng ngủ - 1
PC1 - Mẫu biệt thự tân cổ điển Pháp tại Hải Dương cao 3 tầng
nhà ống có tầng hầm đẹp
Thiết kế biệt thự tại Đống Đa - Phối cảnh công trình
Thiết kế biệt thự phố tại Hải Dương 3 tầng hiện đại
biệt thự 4 tầng hiện đại tại hải phòng
mau-nha-2-tang-co-gieng-troi (1)
Mẫu nhà đẹp 2 tầng gần gũi, hiện đại
Kiến trúc ngoại thất nhà phố 3 tầng hiện đại tại Hải Dương
hồ, ao cá cảnh đẹp 3
mẫu nhà ống 2 tầng đẹp
Mẫu nhà cấp 4 đẹp 6x20m có gác lửng
Khu biệt thự Athena Fulland 01
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà