Gỗ veneer là gì? Ưu nhược điểm của gỗ Veneer

Gỗ veneer là gì? Trong bối cảnh gỗ tự nhiên ngày trở nên khan hiếm do bị khai thác lậu và tàn phá rừng. Con người đã nhanh chóng tìm ra các sản phẩm thay thế. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dùng mà vẫn hoàn hảo về mặt thảm mĩ và giá cả. Một trong những loại gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay là gỗ Veneer. Vậy gỗ Veneer là gì? Những ưu nhược điểm của loại gỗ này?

Gỗ veneer là gì? Ưu nhược điểm của veneer
Gỗ veneer là gì? Ưu nhược điểm của veneer

Gỗ veneer là gì?

Veneer là loại gỗ được lạng mỏng (bóc ly tâm) từ cây gỗ tự nhiên; Thành các lát có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm. Độ rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm, được phơi và sấy khô. Trung bình, nếu một cây gỗ dày từ 300mm, rộng 200mm, dài 2500mm nếu lạng mỏng sẽ cho ra khoảng 15000-3000m2 veneer, tùy từng loại mà độ hao hụt sẽ khác nhau.

– Sau khi được lạng, gỗ veneer sẽ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm. Để làm ra các sản phẩm nội thất.

Phương pháp sản xuất veneer thông dụng hiện nay

– Lạng tròn: Từ một khúc gỗ tròn người ta sẽ dùng 1 lưỡi dao sắc để “bóc” veneer từ ngoài vào trong khúc gỗ cho đến hết.
– Lạng phẳng: Khúc gỗ sẽ được cắt làm đôi, lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ. Từ phần ngoài vào, cho ra những tấm veneer có dạng vân núi.
– Lạng phần tư: Phương pháp này xẻ khúc gỗ ra thành 4 phần, sau đó tiến hành lạng veneer. Tạo ra những tấm veneer sọc, thẳng.

Ưu điểm của gỗ veneer là gì?

– Giá thành rẻ hợp lý
– Một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều món đồ nội thất: bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo…
– Chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng
– Có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân… Mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại
– Nếu sử dụng cốt gỗ ván ghép ( ghép thanh) thì veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn.
– Được lạng từ gỗ tự nhiên nên bề mặt veneer không khác mấy so với gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của gỗ veneer

– Veneer có độ dày rất mỏng, cốt gỗ công nghiệp nên không chịu được nước, dễ sứt mẻ.
– Khi đã lên thành thành phẩm; Nếu di chuyển nhiều, chịu lực va đập mạnh sẽ dễ bị hư hỏng, rạn nứt

Do đó, chỉ đặt những sản phẩm làm từ gỗ veneer ở những nơi không bao giờ bị dính nước. Nên đặt cố định hay không nên di chuyển quá nhiều.

Biệt thự 2 tầng có sân vườn lớn - 5
Phối cảnh mẫu nhà cấp 4 nông thôn
Mẫu biệt thự 3 tầng đẹp tại Hà Nội | biệt thự 3 tầng đẹp KTV
mẫu nhà phố 3 tầng đẹp
PC3 - Biệt thự đẹp 2 tầng mái thái 6.5x16m tại Xuân Mai
Kiến Tạo Việt - đơn vị thiết kế nhà phố và thi công uy tín hàng đầu
biệt thự mái nhật 1 tầng tại nam định
Phối cảnh kiến trúc của thiết kế mẫu nhà đẹp 8x6m cao 3 tầng hiện đại
Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại nội thất lạ mắt - 2
Thiết kế biệt thự hiện đại khối hộp 03
Một số lưu ý khi thiết kế biệt thự phong cách Indochine
nhà vườn cấp 4 nông thôn
Bản vẽ biệt thự 2 tầng hiện đại 200m2 tại Vĩnh Phúc - Góc nhìn bên phải
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng
Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà